Nông dân thu nhập cao từ phát triển sản phẩm ocop
Với việc triển khai đẩy mạnh đề án tái cơ cấu nông nghiệp, trọng tâm là đẩy mạnh cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt, chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, đến nay, trên địa bàn huyện Mai Sơn đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung vào các nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực và cây rau màu.
Hợp tác xã ARA - Tay Coffee, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được thành lập tháng 3/2020, gồm 14 thành viên với tổng diện tích 50 ha, hoạt động chủ lực trồng, chế biến cà phê đặc sản. Là một trong những đơn vị đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP, HTX Ara-Tay coffee, được các đơn vị chuyên môn của huyện và tỉnh tư vấn hoàn thiện phương án kinh doanh, bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ đánh giá sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm. Tham gia chương trình OCOP, HTX đăng ký sản phẩm cà phê nhân xanh Natural, cà phê Honey nhân xanh với mong muốn các sản phẩm của HTX được chứng minh về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, được quảng bá rộng rãi hơn, tạo lợi thế để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường.
Chị Cầm Thị Mòn, Giám đốc HTX Ara-Tay coffee, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ: Để xây dựng sản phẩm OCOP, trong quá trình sản xuất, các thành viên Hợp tác xã đã tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng như: các thành viên phải có sổ ghi chép quy trình chăm sóc, thời gian bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
"Với những nỗ lực, đoàn kết của cả tập thể hợp tác xã trong thời gian qua. Sản phẩm cà phê của Hợp tác xã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La công nhận sản phẩm Nông nghiệp Sơn La tiêu biểu, chứng nhận sản phẩm OCOP cà phê Aratay đạt chứng nhận 4 sao".
Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP
Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn (Sơn La) thông tin: Đên nay, trên địa bàn huyện, tổng diện tích gieo trồng 45.394ha, trong đó, cây lương thực và cây rau màu đạt 14.762 ha cây công nghiệp với diện tích 19.132 ha, cây ăn quả có 11.500 ha. Trong đó tổng diện tích gieo trồng, trong đó diện tích cây ăn quả sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao là 4.297 ha và 2.245 ha cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ, tập trung trên diện tích cây na, xoài, thanh long, dâu tây.
Đến nay huyện Mai Sơn có 03 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 1.373,7 ha của 1.721 hộ gia đình tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó: có 2 vùng sản xuất Cà phê ứng dụng công nghệ cao với 1.039,5 ha, gồm 1.560 hộ tham gia; 1 vùng sản xuất na ứng dụng công nghệ cao với 334,2 ha với 166 hộ tham gia, có 1.143,7 ha được cấp chứng nhận VietGAP; có 1.217,2 ha cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng với 46 mã, thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ và 5 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, được cấp cho các doanh nghiệp và HTX đủ điều kiện xuất đi các nước như Mỹ, Úc, New Zealand, Trung Quốc; có 985,3 ha cây ăn quả được lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao và sản xuất hữu cơ, trong thời gian qua huyện Mai Sơn tập trung xây dựng được các chuỗi liên kết giá trị, chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản an toàn, đến nay trên địa bàn huyện có hơn 8.000 hộ dân tham gia các chuỗi liên kết với diện tích thực hiện 9.860,6 ha chiếm khoảng 20% tổng diện tích gieo trồng, chủ lực một số cây trồng. Nhiều diện tích cho thu nhập trên 300 triệu/ha/năm trở lên, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của huyện không ngừng tăng qua các năm, trong đó giá trị thu nhập trên 01 ha đất canh tác năm 2022 ước đạt 84,623 triệu đồng, năm 2023 ước đạt 87,699 triệu đồng.
Cũng theo Phó Chủ tịnh UBND huyện Mai Sơn, để tiếp tục duy trì, phát triển các sản phẩm sẵn có và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế gắn sản phẩm đặc trưng các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng, tạo thương hiệu riêng, cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã gắn với chương trình OCOP huyện Mai Sơn tập chung triển khai các giải pháp phát triển trong thời gian như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hội nghị phổ biến các nội dung về Chương trình OCOP, về sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu để nâng cao nhận thức trong việc triển khai thực hiện cho cán bộ và nhân dân; xác định Chương trình OCOP là một nội dung quan trọng để thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới và đưa nội dung thực hiện Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp. Chú ý truyền thông, thông tin về lợi ích, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để tạo nhận thức mạnh mẽ trong nhân dân.
Cùng với đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân liên kết sản xuất, thành lập hợp tác xã; đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong phát triển sản xuất gắn với các chủ thể OCOP, doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý du lịch, quản lý nông nghiệp. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn thành lập, phát triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở chế biến, tiêu thụ trong và ngoài tỉnh; xây dựng chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch và chương trình mỗi xã một sản phẩm; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh trong việc hướng dẫn, giám sát quy trình canh tác, cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm hữu cơ... cấp mã số vùng trồng, chứng nhận thương hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu thị trường và phục vụ xuất khẩu.