Trong tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các sản phẩm OCOP, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã tập trung tư vấn, hỗ trợ chủ thể thực hiện tốt 5 yếu tố cốt lõi và 3 nguyên tắc của sản phẩm OCOP. Được gắn sao OCOP, nhiều nông dân giỏi, HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có thị trường tiêu thụ thuận lợi, nâng cao thu nhập.
Ngày 5/5, thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh có 196 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 17 sản phẩm OCOP 4 sao và 179 sản phẩm OCOP 3 sao. Những sản phẩm OCOP thời gian qua ra thị trường lớn là nhờ sự đồng hành, chắp cánh của Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân...
Tại các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ninh nguồn cây dược liệu, nông sản có giá trị rất đa dạng phong phú, trong đó sản phẩm OCOP từ trà hoa vàng bán như giá vàng. Qua đó, mục tiêu của các nhà quản lý cần hướng tới là vừa có thể phát triển kinh tế và bảo vệ rừng.
HTX Sâm núi Dành Đức Hạnh ở xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đang có 5ha trồng sâm nam núi Dành- một sản vật tiến vua thời xưa. Tất cả các bộ phận trên cây sâm nam núi Dành: hoa, cây, lá và củ sâm tươi đều có giá trị cao, được HTX nghiên cứu chế biến, trong đó có 3 sản phẩm được công nhận OCOP, lan toả thương hiệu “Sâm nam núi Dành Bắc Giang”.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Kiên Giang, 3 xã ở Cù Lao Giêng của tỉnh An Giang được chọn xây dựng sản phẩm OCOP du lịch đặc thù, góp phần giảm nghèo bền vững. Nằm giữa dòng chảy hiền hòa của sông Tiền, Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) ví như một "viên ngọc xanh", cảnh sắc trù phú, bề dày văn hóa, lịch sử đặc sắc.
Nếp cái hoa vàng Thái Sơn của HTX Nông nghiệp Thái Sơn là một trong những sản phẩm OCOP nổi tiếng của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Năm 2024, gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn được cấp chứng nhận OCOP 4 sao và ngày càng khẳng định chất lượng, thương hiệu, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân nơi đây.
Ở độ tuổi đã ngoài 60, ông Trần Tường, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Cựu chiến binh xã Hán Đà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vẫn đam mê làm nông nghiệp, tiên phong phát triển thương hiệu chè xanh Hán Đà thành sản phẩm OCOP, tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn xã.
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa bàn giao hỗ trợ 5 sản phẩm ở Phú Thọ phát triển gắn sao OCOP. Trong đó, tập trung vào thay đổi mẫu mã, xây dựng câu chuyện sản phẩm, xúc tiến thương mại...
Sáng nay, 29/4, tại Khu nghỉ dưỡng sinh thái Can Tho ECO Resort, Sở Công thương TP.Cần Thơ phối hợp cùng với các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhiều chủ thể OCOP chính thức khai trương điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức thành công hội nghị kết nối cung cầu nông sản giữa tỉnh Ninh Bình với các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng và Nghệ An. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Ninh Bình sở hữu tiềm năng nông nghiệp đa dạng và ngành du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển bền vững cho các địa phương.
Từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng, thơm ngon đặc trưng của vùng đất Lạng Giang, anh Đỗ Vĩnh Thông ở tổ dân phố Vạc, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã viết nên câu chuyện khởi nghiệp với sản phẩm Cơm cháy chà bông đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào cuối năm 2024.
Hàng trăm sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền đang được trưng bày, bán tại Hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu, các sản phẩm OCOP gắn liền với chuyển đổi số ở tỉnh Quảng Bình.
Chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ tháng 3/2025. Sau hai tháng thực hiện, 05 sản phẩm nông sản đã được Trung ương Hội bàn giao cho các chủ thể tại Bắc Kạn.
Ngày 22/4, Hội Nông dân huyện Hàm Tân (Bình Thuận) cho biết, vừa tổ chức khóa tập huấn tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia sản phẩm OCOP năm 2025.