Sáng ngày 27/3, Tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Điện Biên, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc giải Thể thao học sinh phổ thông cấp tỉnh lần thứ II, năm 2025, quy tụ 1.650 vận động viên (VĐV) ưu tú đến từ khắp các trường học trên địa bàn tỉnh.
Sáng ngày 23/3, tại Điện Biên, đoàn kiểm tra số 1911 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Trưởng đoàn đã thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Trong bối cảnh cả nước tăng cường vai trò của cộng đồng trong bảo vệ rừng, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các chủ rừng là ưu tiên hàng đầu. Trong các ngày từ 8-14/6, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã triển khai hướng dẫn, hỗ trợ các chủ rừng hoàn thiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, hướng tới mục tiêu chi trả DVMTR thuận tiện, minh bạch và hiệu quả.
Những năm qua, nông dân Tuần Giáo (Điện Biên) đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản. Qua đó, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Thông tin về tình hình triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, chiều ngày 12/6, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên cho biết: Toàn tỉnh có 5.120 nhà đang được làm mới, sửa chữa (đạt 94,4% so với tổng nhu cầu).
Tủa Chùa, một huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên, nơi lưu giữ một trong những kho báu quý giá của thiên nhiên - những cánh rừng nghiến cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, rừng nghiến ở Tủa Chùa không ngừng đối mặt với hiểm họa từ nạn khai thác gỗ trái phép, đặt ra thách thức lớn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Ngày 29/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức lễ phát động xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư biên giới đoàn kết, xanh - sạch - đẹp” tại bản Tả Ló San, xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé).
Cuối tháng 5, tại xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), không khí thu hoạch dưa hấu rộn ràng, vui tươi khắp các bản làng. Những trái dưa căng tròn, ruột đỏ ngọt lịm không chỉ báo hiệu một vụ mùa bội thu, mà còn khẳng định hiệu quả của hướng chuyển đổi cây trồng đang được người dân tích cực thực hiện.
Sáng 26/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tông Khao (huyện Điện Biên), UBND tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng 7 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, được quy tập trong đợt 2, mùa khô năm 2024 - 2025.
Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là một trong những huyện nghèo vùng cao biên giới, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và sự nỗ lực vươn lên của người dân, Nậm Pồ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.
Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Bác Hồ kính yêu, sáng ngày 19/5, tại bản Cọ, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, UBND huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tổ chức Lễ ra quân trồng, chăm sóc cây mắc ca năm 2025.
Khẩn trương thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, đến cuối tháng 2/2025, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành việc sáp nhập các sở, ngành và điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2025.
Để chủ động ứng phó và khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai, bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng nhân dân, chiều nay (13/5), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên đã triển khai các giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại thiên tai trước mùa mưa bão 2025.
Nhờ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), nhiều hộ dân ở các xã vùng sâu, vùng xa như Chà Nưa (Nậm Pồ), Sen Thượng (Mường Nhé), Tỏa Tình (Tuần Giáo)… đã có nguồn thu nhập ổn định, trung bình từ 15 - 20 triệu đồng/hộ/năm, có nơi cao hơn tùy theo diện tích nhận khoán.