Điện Biên: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2025
09/05/2025 14:53 GMT +7
Sáng ngày 9/5, tại TP. Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2025. Buổi lễ có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp cùng hơn 400 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ, học sinh và nhân dân địa phương.
- Một thị xã của tỉnh Điện Biên vừa được vinh danh là vùng đất có nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái nhiều nhất Việt Nam
- Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải ở Điện Biên
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được trong công tác ATVSLĐ năm 2024. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời kêu gọi các cấp, ngành, doanh nghiệp và người lao động tích cực hưởng ứng Tháng hành động năm nay với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc” và “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên số”.

Trong năm qua, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, kiểm tra về ATVSLĐ. Nhờ đó, nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế: một bộ phận doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ các quy định; người lao động còn chủ quan, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động.

Năm 2024, toàn tỉnh ghi nhận 10 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 10 người tử vong, 5 người bị thương nặng; 20 vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản, làm chết 1 người, thiêu rụi gần 86 ha rừng và thảm thực vật. Tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi các sở, ngành, doanh nghiệp và người lao động tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc, đặc biệt là thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng trong công tác ATVSLĐ. Người lao động cũng được khuyến khích chủ động nâng cao kỹ năng, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp.

Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ năm 2024 đã được biểu dương, khen thưởng. Cụ thể, Tổng LĐLĐ Việt Nam trao Bằng khen cho 2 tập thể và 1 cá nhân; UBND tỉnh và Bộ Nội vụ cũng trao thưởng cho nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu. LĐLĐ tỉnh đã trao 17 suất quà hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
Ngay sau lễ phát động, đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động đã tham gia diễu hành, cổ động trên các tuyến phố chính của thành phố, tạo khí thế sôi nổi, lan tỏa tinh thần hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 đến mọi tầng lớp nhân dân.
Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải ở Điện Biên
Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé), tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là một trong những hoạt động trọng tậm chào mừng kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025).
Cụm từ “Điện Biên Phủ trên không” ra đời như thế nào?
“Điện Biên Phủ trên không” không chỉ là tên gọi của một chiến thắng lẫy lừng, mà còn là dấu ấn lịch sử được khai sinh giữa bom đạn và khí thế sục sôi trên bầu trời Hà Nội tháng Chạp năm 1972. Ít ai biết rằng, cụm từ ấy lần đầu xuất hiện trên trang báo Nhân Dân ngày 29/12/1972, bên cạnh bài hát “Hà Nội - Điện Biên Phủ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên – một sáng tác viết ngay trong căn hầm giữa lòng Thủ đô đang rực lửa chiến đấu.