- Trang chủ
- Cây chè
Cây chè
Từ chợ tạm, đặc sản Thái Nguyên bán đi khắp nước, một ông Giám đốc là Nông dân Việt Nam xuất sắc
Mặc dù không sinh ra ở Thái Nguyên, nhưng anh Nguyễn Huy Sơn lại mang tình yêu to lớn với cây chè, sản phẩm trà-đặc sản Thái Nguyên. Bởi vậy, anh Sơn giúp bà con vùng chè Phổ Yên gây dựng thương hiệu, có cuộc sống khấm khá từ cây chè. Năm 2023, anh Nguyễn Huy Sơn được bình chọn là 1 trong 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc.
Một Phó Giám đốc xây dựng thương hiệu chè Phổng Lái ở Sơn La là Nông dân Việt Nam suất sắc 2023
Liên kết với hàng trăm hộ dân để xây dựng nên thương hiệu chè Phổng Lái, bà Nguyễn Thị Bình, Phó Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận đã vinh dự có tên trong danh sách "100 nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2023.
Trót đam mê cây đặc sản, một người Thái Nguyên rời thủ đô về rừng trồng chè, chế biến trà sạch
Đam mê chè-một loại cây đặc sản, ông Thạch Thọ Kim đã rời Hà Nội nhộn nhịp, từ bỏ ý định mở xưởng gỗ mà chuyển sang trồng chè, chế biến trà sạch tại xã Minh Đức, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Cả làng, cả xã ở Nghệ An thu gần 40 tỷ/năm nhờ loại cây lá chát trồng trên đồi vắng
Những đồi trọc được phủ xanh bởi các hàng chè xanh mướt, đến nay toàn xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã có hơn 600 ha trồng chè. Mỗi năm cây chè mang lại nguồn thu gần 40 tỷ đồng, giúp người dân xã Hùng Sơn thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Một người Thái Nguyên làm loại trà ủ men hương vị đặc biệt đưa ra cả nước ngoài dự thi
Từ mong muốn xây dựng thương hiệu chè Văn Hán để nâng tầm giá trị sản phẩm, và ấp ủ dự định đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài, chị Nguyễn Thị Vân, Giám đốc HTX Thái Minh (xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã dồn bao tâm huyết, đam mê của mình và đã thành công.
Liên kết sản xuất khép kín giúp nông dân trồng chè ở Lai Châu tăng thu nhập hẳn lên
Chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thu sản phẩm có sự tham gia của người nông dân, doanh nghiệp và chính quyền giúp nhiều nông hộ trồng chè ở huyện Tam Đường (Lai Châu) có thu nhập tốt hơn, giảm nghèo bền vững.
Cây chè giúp người dân làm giàu trên quê hương
Có mặt ở Thuận Châu (Sơn La) từ những năm 60 mươi của thế kỷ trước, cây chè đã khẳng định được vị trí, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.
Chị nông dân Thái Nguyên làm ra chế phẩm sinh học cho cây chè, sâu bệnh không thấy, chất lượng hơn hẳn
Gắn bó với cây chè từ thuở nhỏ, chị Vi Thị Phương (xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) luôn ấp ủ mong muốn sẽ đưa ra thị trường sản phẩm chè sạch, an toàn, chất lượng. Do đó chị đã dày công nghiên cứu ra chế phẩm sinh học mới với các nguyên liệu từ tự nhiên.
Giảm nghèo bền vững ở huyện Tủa Chùa của Điện Biên nhờ phục hồi, phát triển cây chè cổ thụ bản địa
Nằm ở độ cao trung bình trên 1.400m so với mực nước biển, khí hậu 2 mùa rõ rệt, 4 xã phía Bắc huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của chè Shan Tuyết (hay còn gọi là chè cổ thụ, chè cây cao). Loại chè này đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Video: Đưa Mường Khương trở thành vùng trọng điểm chè của tỉnh Lào Cai
Năm 2022, huyện Mường Khương được UBND tỉnh Lào Cai giao trồng mới 860 ha chè. Đến nay, người dân đã đăng ký trồng 897,16 ha, toàn bộ diện tích này sẽ tập trung trồng từ tháng 8 đến hết tháng 10/2022.