dd/mm/yyyy

Xuất khẩu rau quả đạt 10 tỷ USD “trong tầm tay”

Những năm gần đây, xuất khẩu (XK) rau quả liên tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá tích cực. Nếu làm tốt khâu thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh chế biến sâu hiệu quả, con số ngoại tệ mà XK rau quả đem về trong vài năm tới được dự báo gấp đôi, thậm chí có thể gấp ba lần hiện tại.

Hơn 90% xuất khẩu thô

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), 10 tháng đầu năm 2018, giá trị XK rau quả ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc hiện vẫn là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 70% thị phần; tiếp đó là đến các thị trường khác như Thái Lan, Australia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

Sản phẩm thanh long đã chinh phục nhiều thị trường. I.T
Sản phẩm thanh long đã chinh phục nhiều thị trường. I.T

Bộ Công Thương dự báo, thời gian tới, triển vọng XK mặt hàng rau quả sẽ tiếp tục thuận lợi. Nguồn cung trong nước dồi dào, nhiều mặt hàng đang và sẽ bước vào vụ thu hoạch rộ như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài, thanh long, dưa hấu, bưởi, chuối… với năng suất cao. Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại được chú trọng cũng sẽ góp phần thúc đầy XK rau quả. Dự báo, kim ngạch XK rau quả năm 2018 sẽ tăng khoảng 15% so với năm 2017.

Đưa ra con số cụ thể hơn, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, các tháng cuối

Hiện nay, Việt Nam cũng đã xuất khẩu khá nhiều sản phẩm rau quả chế biến như xoài dẻo, nước trái cây (lạc tiên, chanh leo…). Tiềm năng XK rau quả chế biến còn rất lớn. Nếu đẩy mạnh XK rau quả, con số 10 tỷ USD vào năm 2025 là hoàn toàn đạt được “trong tầm tay”. Thậm chí, đầu tư cho chế biến sâu sẽ là bước đột phá để giải quyết vấn đề thị trường của nông sản Việt.

năm, nhiều nhà máy chế biến rau quả quy mô lớn sẽ đi vào vận hành như tổ hợp dự án Doveco Tây Nguyên (công suất 30.000 tấn rau củ quả/năm), nhà máy Lavifood Tây Ninh (tổng vốn 1.500 tỷ đồng, công suất nhà máy 150.000 tấn/năm) sẽ bổ sung đáng kể vào năng lực sản xuất, chế biến rau quả XK của Việt Nam. Ngành rau quả có nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu XK 4 tỷ USD.

Tăng trưởng XK đều đặn, đem về nhiều tỷ USD, tuy nhiên, nhìn sâu vào cơ cấu mặt hàng rau quả XK lại thấy không ít điều phải bàn. Đó là hiện nay, Việt Nam vẫn chủ yếu XK rau quả thô hoặc sơ chế. Tỷ trọng mặt hàng này chiếm tới trên 90% tổng rau quả XK. Các loại rau quả đã qua chế biến XK chỉ chiếm tỷ trọng vỏn vẹn dưới 10%. Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hồng-nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cũng đánh giá: Thực chất phần lớn giá trị gia tăng nằm ở khâu chế biến, song rau quả Việt XK khá hạn chế điểm này, nhất là chế biến sâu.

Chế biến để vượt rào cản kỹ thuật

Một số chuyên gia nhận định: Việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội rất tốt để thúc đẩy XK mặt hàng rau quả của Việt Nam. Theo ông Hồng: Với các FTA, Việt Nam được tự do XK hàng hóa sang các thị trường khác và ngược lại. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng mà XK rau quả phải đối mặt là các hàng rào kỹ thuật. Về mặt giải pháp, nếu có thể đẩy mạnh chế biến, XK rau quả gần như sẽ vượt được 2 hàng rào kỹ thuật căn bản mà Việt Nam đang rất yếu là kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

“Kiểm dịch thực vật yêu cầu rất tuyệt đối. Nhiều trường hợp, cả tàu hàng chỉ cần bị phát hiện 1 con sâu là nước NK sẽ yêu cầu tái xuất. Thậm chí nếu phát hiện cá thể được coi là đối tượng kiểm dịch thực vật đã chết, nước NK cũng không cho phép nhập hàng vào. Rau quả đã qua chế biến khi XK sẽ vượt qua được hàng rào kiểm dịch thực vật này. Bên cạnh đó, sản phẩm đã qua chế biến, các nước NK cũng không nghiêm ngặt về vấn đề kiểm tra an toàn thực phẩm giống sản phẩm tươi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chế biến còn giúp nông sản nói chung, rau quả nói riêng tránh được tình trạng “được mùa mất giá”, ông Hồng phân tích.

Đóng gói thanh long xuất khẩu tại Công ty thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận). TL
Đóng gói thanh long xuất khẩu tại Công ty thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận). TL

Ông Hồng nhấn mạnh thêm: Thực tế hiện nay, Việt Nam cũng đã XK khá nhiều sản phẩm rau quả chế biến như xoài dẻo, nước trái cây (lạc tiên, chanh leo…). Tiềm năng XK rau quả chế biến còn rất lớn. Nếu đẩy mạnh XK rau quả, con số 10 tỷ USD vào năm 2025 là hoàn toàn đạt được “trong tầm tay”. Thậm chí, đầu tư cho chế biến sâu sẽ là bước đột phá để giải quyết vấn đề thị trường của nông sản Việt.

Về điểm này, ông Hồng cho rằng: “Đầu tư chế biến rau quả, điển hình là ép nước trái cây công nghệ khá đơn giản. Tuy nhiên, mấu chốt là Nhà nước phải có chính sách đủ mạnh để thu hút DN, tạo điều kiện cho DN về vấn đề mặt bằng, đất đai, xây dựng vùng chuyên canh…”.

Liên quan tới câu chuyện thúc đẩy chế biến nông sản nói chung, rau quả nói riêng, ông Nguyễn Văn Việt-Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho hay: Thời gian tới, Bộ NN&PTNT xác định sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản và giảm tổn thất sau thu hoạch; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, chế biến sản phẩm ăn liền để nâng cao giá trị gia tăng; hỗ trợ và tạo điều kiện để các nhà máy chế biến rau, quả, sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại khởi công và đi vào hoạt động…

Thanh Nguyễn