dd/mm/yyyy

Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ

Hội thảo “Giải pháp phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa đặc sắc, hấp dẫn, thân thiện, chuyên nghiệp - hướng tới Đô thị du lịch sạch ASEAN” đã được UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai tổ chức tại Hà Nội.
Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ- Ảnh 1.

Hội thảo “Giải pháp phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa đặc sắc, hấp dẫn, thân thiện, chuyên nghiệp - hướng tới Đô thị du lịch sạch ASEAN”. Ảnh: An Nhiên.

Nằm trong chuỗi sự kiện "Ngày hội văn hóa du lịch Sa Pa tại Hà Nội", chiều ngày 5/4 tại Hà Nội, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo " Giải pháp phát triển Khu Du lịch quốc gia Sa Pa đặc sắc, hấp dẫn, thân thiện, chuyên nghiệp - hướng tới Đô thị du lịch sạch ASEAN".

Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa Tô Ngọc Liễn cho biết: Sa Pa được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với khí hậu trong lành, mát mẻ mang sắc thái Châu Âu hội tụ 4 mùa trong 1 ngày- là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng vào mùa Hè và là nơi khám phá, trải nghiệm tuyết độc đáo vào mùa Đông. 

Đặc biệt Sa Pa chính thức được công nhận là Khu du lịch Quốc gia vào năm 2017 và năm 2020 chính thức chuyển từ chính quyền nông thôn lên chính quyền đô thị, đây là lợi thế lớn cho sự phát triển của Sa Pa nói chung và du lịch Sa Pa nói riêng.

Phát huy những lợi thế về tài nguyên, trong nhiều năm qua, du lịch Sa Pa đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 từ năm 2020 đến hết Quý I/2022, lượng khách du lịch giảm sâu – đặc biệt năm 2021 Sa Pa chỉ đón 635 nghìn lượt khách, tương đương thời điểm của năm 2010. 

Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ- Ảnh 2.

Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa Tô Ngọc Liễn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: An Nhiên.

Tuy nhiên, khi dịch Covid -19 được kiểm soát, bắt đầu từ Quý II/2022, du lịch Sa Pa đã nhanh chóng phục hồi – kết thúc năm 2022, thị xã Sa Pa đón trên 2,5 triệu lượt khách và đến năm 2023 – năm du lịch Sa Pa tròn 120 năm tuổi, thị xã đón trên 3,68 triệu lượt khách.

Sự phát triển của khách du lịch đã kéo theo sự phát triển của các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ. Đến nay, thị xã Sa Pa có tổng số 1.273 cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ, trong đó: 711 cơ sở lưu trú; 283 cơ sở Dich vụ ăn uống; 90 cơ sở kinh doanh Dịch vụ lưu niệm và quà tặng; 67 cơ sở Dịch vụ Massager, tắm lá thuốc; 27 đơn vị Dịch vụ vận tải với trên 200 đầu xe và một dịch vụ khác... từng bước đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách du lịch.

Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ- Ảnh 3.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Sa Pa Hoàng Thị Vượng giới thiệu về du lịch Sa Pa. Ảnh: An Nhiên.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung đánh giá bức tranh du lịch Sa Pa, trong đó nhấn mạnh: Thương hiệu du lịch Sa Pa đã được định vị trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Nhiều địa danh du lịch của Sa Pa đã được đánh giá, bình chọn với những danh hiệu ấn tượng như: Top 10 tuyến đường mòn tuyệt vời nhất thế giới; Top 7 ruộng bậc thang đẹp - kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới; Top 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á; Top 10 điểm đến được tìm kiềm nhiều nhất trên Google năm 2020... Sự phát triển của du lịch Sa Pa có tác động rất lớn tới bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng: Sự tăng trưởng quá nhanh về lượng khách đang tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng cho Sa Pa. Các dự án, công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và cảnh quan môi trường. Một số sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng. 

Trong khi đó, nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Tình trạng chèo kéo, đeo bám và ăn xin chưa được giải quyết triệt để. Muốn phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho Sa Pa cần làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển về hạ tầng để tạo ra công trình kiến trúc có dấu ấn riêng.

Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ- Ảnh 4.

Các đại biểu cắt băng khai trương không gian văn hóa, du lịch Sa Pa tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Ảnh: An Nhiên.

Để Sa Pa phát triển bền vững trước hết cần trách nhiệm của các bên, nhất là cấp chính quyền cần có hệ thống quản lý, chắt chẽ, giữ được yêu cầu, tiêu chuẩn; các doanh nghiệp tổ chức chương trình hết sức đề cao trách nhiệm đưa khách đến không phải phá nát điểm đến; Sa Pa cần phải xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo không nơi nào có; Tại các bản làng chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trât tự

Cùng với đó, trong quá trình phát triển, Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ, chú trọng bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu, điểm du lịch cộng đồng:

Các ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ được thị xã Sa Pa tổng hợp thành các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, làm mới sản phẩm du lịch, khẳng định thương hiệu du lịch Sa Pa trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.

Khai mạc "Ngày hội Văn hóa Du lịch Sa Pa tại Hà Nội"

Cũng trong tối ngày 5/4, tại Vườn hoa - Sau Tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa Du lịch Sa Pa tại Hà Nội".

Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ- Ảnh 5.

Tái hiện không gian chợ phiên và chợ tình Sa Pa tại Hà Nội. Ảnh: An Nhiên.

Chuỗi sự kiện xúc tiến, quảng bá, giới thiệu văn hóa - du lịch Sa Pa tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là cơ hội để thị xã Sa Pa quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt của từng dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa qua các tiết mục văn hóa, văn nghệ và các sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm, sản vật đặc trưng của thị xã Sa Pa với các công ty, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành có cơ hội quảng bá, giới thiệu các chương trình Tour du lịch mới, độc đáo, đặc sắc của đơn vị mình đến với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sa Pa cần chú trọng bảo tồn văn hoá bản địa, xây dựng thêm những sản phẩm du lịch mới lạ- Ảnh 6.

Sa Pa điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: Mùa Xuân.

Tại lễ khai mạc, đại biểu và du khách được thưởng thức show diễn thực cảnh "Vũ điệu dưới trăng" trong thời gian 40 phút với các mảng nghệ thuật được kết nối nhịp nhàng, khéo léo bằng các phần trình diễn thông qua âm nhạc, hoạt cảnh, nghệ thuật múa, lời ca, tiếng khèn, tiếng đàn...

Show diễn có sự tham gia của gần 200 diễn viên không chuyên, là nghệ nhân, đồng bào Mông, Dao, Xá Phó, Tày, Giáy sinh sống chủ yếu tại địa bàn Sa Pa, Lào Cai. Thông qua show diễn giúp du khách có cơ hội trải nghiệm và hòa mình vào đời sống sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại mảnh đất Sa Pa.

Sa Pa là thị xã trẻ của của tỉnh Lào Cai được được nâng cấp thành thị xã từ ngày 01/01/2020 gồm: 10 xã và 6 phường với 84 thôn bản và 27 tổ dân phố, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km, cách trung tâm Lào Cai 35 km về phía Tây Nam, nằm trên trục Quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Với diện tích tự nhiên 68,473ha; dân số trên 72 nghìn người, gồm 6 dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh cùng sinh sống.

Mùa Xuân