dd/mm/yyyy

Thực hư việc thanh long bán giá 2.000 – 3.000 đồng/kg

Trước thông tin thanh long đầu vụ rớt giá thảm hại chỉ bán với 2.000 – 3.000 đồng/kg khiến nhiều nhà vườn thua lỗ nặng, ông Nguyễn Quốc Trịnh – Chủ tịch Hiệp hội thanh Long Long An – cho hay, đây là giá thanh long loại 4, thanh long loại 1 vẫn được thu mu

Lý giải về việc thanh long mới đầu mùa đã giảm giá ông Nguyễn Quốc Trịnh – Chủ tịch Hiệp hội thanh Long Long An – cho hay, do thanh long đang vào chính vụ, cùng thời điểm này, cung đang vào chính vụ của rất nhiều loại trái cây khác như: chôm chôm, măng cụt, xoài…. Sự đa dạng của các loại trái cây khiến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó, sau dịch Covid-19, kinh tế đi xuống, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, họ chỉ tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu trong khi trái cây lại không phải là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, hiện các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia,… cũng có thanh long và cạnh tranh trực tiếp với thanh long Việt Nam.

Thực hư việc thanh long bán giá 2.000 – 3.000 đồng/kg | Báo Công Thương - Ảnh 1.

Thực hư việc thanh long bán giá 2.000 – 3.000 đồng/kg

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, thanh long giá 2.000 – 3.000 đồng/kg là thanh long loại 4 (loại xấu nhất). Thanh long loại 1 vẫn được bán với giá 23.000/kg và loại 2 giá 13.000 – 16.000 đồng/kg, đây là những loại thanh long đẹp, được các chủ vườn lựa chọn và đưa thằng về kho để xuất bán. Đối với thanh long loại 3, giá mua ở vườn cùng 6.000 – 7.000 đồng/kg và bán tại kho khoảng 9.000 đồng/kg.

Phân tích kỹ hơn về giá và các loại thanh long, ông Trịnh cho hay, thanh long phân thành 3 loại: Loại 1 có hình thức đẹp, tai xanh, đuôi giống con rồng nhằm để thắp hương, loại này rất đắt và hiếm, 1 vườn thì lượng thanh long này chỉ chiếm khoảng 20%. Loại 2 để ăn, chiếm khoảng 60% - 70%. Loại 3, loại 4 mẫu mã, hình thức rất xấu. Tuy nhiên, thanh long do vỏ giày nên dù hình thức xấu thì cũng không ảnh hưởng đến ruột, loại này có thể dùng chế biến hoặc xấy, ép lấy nước, cắp hạt lựu, cấp đông.

Ông Nguyễn Quốc Trịnh cho hay, thanh long chính vụ vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 11, thanh long nghịch vụ từ tháng 12 đến tháng 5. Thường chính vụ, thanh long giá rẻ, người trồng thường chỉ hòa vốn hoặc có lời chút đỉnh hoặc có khi lỗ nếu trái bị xấu. Các nhà vườn có mối hoặc có đơn hàng thì họ để cho ra trái còn nếu không họ sẽ vặt trái để dưỡng dây thanh long, nuôi cây để đến khi nghịch vụ, họ chong đèn cho ra trái.

Thanh long Long An xuất khẩu nhiều thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc EU. Ông Trịnh cho hay, hiện việc sang Hàn Quốc khoảng 50%, và cũng chiếm thị trường này 50%. Hiện, đang không có người sang kiểm tra xem hàng phía Việt Nam do quy định về cách ly do dịch Covid-19.

Tổng diện tích trồng thanh long ở Vĩnh Long là gần 14 nghìn ha, trong đó, cho trái gần 12 nghìn, tổng sản lượng gần 400 ngàn tấn. Cùng với xuất khẩu, hướng đi của thanh long Long An là hướng vào thị trường trong nước. Bởi lẽ, thị trường nội địa với dân số 100 triệu dân, khối lượng thanh long tại của Long An chỉ 400 ngàn tấn/năm – đây là con số không lớn. Tuy nhiên, theo ông Trịnh, để chinh phục thị trường này, việc sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là yếu tố quan trọng. Thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước sẽ góp phần đẩy giá trị trái thanh long lên cao, từ đó thúc đẩy ngược lại giá xuất khẩu.

Tuy nhiên, có một thực tế là giá bán tại thị trường trong nước quá rẻ. Do đó, người trồng khi không xuất khẩu được họ mới quay trở lại bán ở thị trường nội địa. “Người nông dân trồng thanh long với giá thành 15.000 đồng/kg, giá bán tại trong nội địa phải mang lại lợi nhuận cho họ thì mới tập trung làm thị trường nội địa”, ông Trịnh cho biết thêm.

Ông Trịnh cũng kiến nghị với các kênh phân phối hiện đại nâng giá mua cao hơn giá thành thì người nông dân sẽ bán tại thị trường trong nước nhằm tạo thị trường ổn định. Trên thực tế, việc bán cho Trung Quốc giá cao nhưng thị trường không ổn định, giá lên xuống sẽ rất nguy hiểm. “Thị trường Trung Quốc rất dễ tính, mình phân làm 3 loại và họ lấy cả 3 loại, trong khi đó, thị trường khác rất khó, họ lấy 1 loại. Như thị trường trong nước, người tiêu dùng chủ yếu mua loại 2 để ăn”, ông Trịnh cho biết thêm.

Phía hiệp hội cũng kiến nghị Bộ Công Thương xúc tiến mở cửa thị trường cho trái thanh long. Đồng thời, kiến nghị nhà nước hỗ trợ bà con xây dựng vùng trồng theo đúng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu như: VietGAP, GlobalGAO, hữu cơ, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cây thanh long… để khi có thị trường thì đón đầu cơ hội xuất khẩu, tránh chỉ phụ thuộc vào một vài thị trường.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), không chỉ có thanh long mà thời gian vừa qua nhiều lại trái cây có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân do nhiều loại trái cây đang vào vụ thu hoạch rộ cộng với tình trạng xuất khẩu mặt hàng trái cây gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 đã tác động ngược lại đến giá bán tại thị trường trong nước.

Nguyễn Hạnh