dd/mm/yyyy

Dịch tả châu Phi lắng, thịt lợn an toàn lên ngôi

Sau hơn 2 tháng kể từ khi ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, nhờ nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống, nhiều ổ dịch đã được khống chế.

Tính đến ngày 11.4, đã có 12 địa phương công bố hết dịch. Điều đáng ghi nhận là, từ chỗ hoang mang, lo lắng không dám sử dụng thịt heo, nhờ truyền thông tốt, người tiêu dùng đã quay trở lại với sản phẩm quen thuộc này.

Giữ đàn lợn bằng mọi giá

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, những năm qua ngành chăn nuôi của nước ta có bước tiến lớn, trong đó có thành tố hạt nhân là các doanh nghiệp. Tuy vậy, về cơ bản, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến, điều kiện đảm bảo an toàn sinh học yếu nên nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.

Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp tối ưu phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp tối ưu phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

“Ngay khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Trung Quốc, Chính phủ, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo rất quyết liệt, xây dựng kịch bản phòng chống cụ thể, tổ chức 4 hội nghị ở 4 vùng với nhiều buổi diễn tập. Chúng ta có ý thức sớm ngay từ đầu nhưng do đặc điểm của chủng virus rất mới, cực kỳ đặc hữu cho con lợn; lây lan nhanh và nguy hiểm nên đến nay dịch có nguy cơ lan rộng” - Bộ trưởng Cường nói.

Đến nay, dịch chủ yếu xảy ra ở các hộ nhỏ lẻ, lan nhanh bằng nhiều con đường. Từ thực tiễn tại các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, nếu đảm bảo an toàn sinh học một cách tổng thể thì sẽ giữ được an toàn cho đàn lợn. “Dù vậy, kể cả các trang trại lớn, doanh nghiệp cũng không được chủ quan vì tại Trung Quốc, đã có trang trại quy mô 70.000 con, tiêu chuẩn châu Âu bị mắc bệnh” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Từ thực tế này, Bộ trưởng yêu cầu các trang trại lớn, các doanh nghiệp bằng giá nào cũng phải giữ cho được đàn lợn, vì đây là hạt nhân giữ lợn giống. “Nhiệm vụ sống còn là phải giữ đàn nái, không nay mai chúng ta sẽ không có lợn giống để tái đàn. Ai giữ được đàn nái qua đợt dịch chắc chắn sẽ thắng” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các doanh nghiệp tìm giải pháp bình ổn thị trường, làm sao để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn. “Nếu người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, thị trường sẽ rối loạn” - Bộ trưởng cảnh báo.

Sản lượng tiêu thụ thịt an toàn tăng gấp đôi

Điều đáng ghi nhận là, xu hướng lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, truy xuất rõ ràng đang lên ngôi. Đại diện Tập đoàn Masan cho biết, trong tháng qua, sản lượng thịt an toàn nhãn hiệu Meat

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) dự báo, giá lợn có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đặc biệt từ quý III và quý IV/2019, nguồn cung thịt lợn nhiều khả năng sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, Cục cũng khuyến cáo người chăn nuôi cần cẩn trọng, không ồ ạt tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi.

Deli của doanh nghiệp đã tăng gấp đôi.

Được biết, Masan hiện có 55 cửa hàng chuyên cung cấp thịt lợn an toàn trên địa bàn Hà Nội. Dù dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nhưng sản lượng thịt tiêu thụ của doanh nghiệp vẫn tăng so với trước. Hiện, mỗi ngày Masan cung cấp ra thị trường khoảng 300 con lợn.

“Chúng tôi cam kết sản phẩm thịt Meat Deli sẽ không tăng giá” - ông Nguyễn Thiều Nam - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan nói. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng đang rất cần những nguồn thịt lợn an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm và dư địa phát triển còn lớn.

Ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DABACO, cho biết, từ cuối năm 2016 đến nay, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, giá cả sụt giảm chạm đáy khiến người chăn nuôi lỗ nặng, khi giá tăng thì lại có dịch lở mồm long móng rồi đến dịch tả lợn châu Phi. Nếu không có giải pháp tiêu thụ và hỗ trợ người dân thì sẽ rất khó khăn, đảm bảo thị trường lưu thông lúc này là sự sống còn.

Ông So cũng đề nghị Bộ NN&PTNT và các ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn công tác truyền thông để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, người chăn nuôi không bán thịt lợn bệnh, lợn chết ra thị trường.

Giá thịt lợn hơi sẽ tăng

Theo Cục Chăn nuôi, từ cuối năm 2018 đến nay, ngành chăn nuôi lợn đã liên tục xảy ra dịch bệnh kéo dài, từ dịch lở mồm long móng cuối năm 2018, lại đến dịch tả lợn châu Phi. Tại phía Bắc, giá lợn hơi đang từ 45.000 – 48.000 đồng/kg giảm xuống chỉ còn 30.000 – 32.000 đồng/kg. Điều này khiến một lượng lớn các cơ sở chăn nuôi một phần bị thiệt hại, một phần phải ngừng vào đàn. Vì vậy, Cục Chăn nuôi nhận định, nguồn cung thịt lợn hiện nay không còn dồi dào như trước, do đó có thể từ quý II, đặc biệt là từ quý III, quý IV/2019, nguồn cung thịt lợn có thể sẽ còn giảm hơn, kéo giá lợn hơi tăng lên.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi thông tin, tại các nước trong khu vực, giá thịt lợn cũng đều đang ở mức cao (Trung Quốc đang có giá khoảng 60.000 đồng/kg; Thái Lan, Campuchia khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg...). Vì vậy nếu xét về quan hệ cung - cầu bình thường, giá thịt lợn của chúng ta nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao.

Để cân bằng cung cầu, ổn định thị trường, chúng ta vẫn phải tiếp tục đảm bảo kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi, đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học. Hiện nhiều tỉnh có ổ dịch nhỏ lẻ cũng đã sắp qua 30 ngày không xảy ra dịch bệnh và có thể công bố hết dịch trong thời gian tới. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để hoạt động chăn nuôi cũng như tiêu thụ thịt lợn trở lại bình thường.

Theo ông Dương, khi đảm bảo công bố hết dịch, các hộ có thể tái đàn, khôi phục chăn nuôi trở lại. Hiện nay, nguồn cung lợn giống vẫn đang khá dồi dào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của bà con. Tuy nhiên, quá trình tái đàn cần phải lưu ý, cẩn trọng ở mấy điểm. Một là cơ sở chăn nuôi đó phải đảm bảo việc áp dụng theo quy trình an toàn sinh học thì mới tái đàn, không tái đàn ồ ạt khi chưa đảm bảo về chăn nuôi an toàn sinh học.

Hai là tái đàn nhưng không nên nuôi ồ ạt mà nên nuôi thăm dò với số lượng nhỏ trước, sau đó nếu thấy ổn thì mới tăng tiếp quy mô. Bởi mặc dù các vùng dịch đã công bố hết dịch, nhưng có thể mầm bệnh, nguồn virus vẫn còn lưu hành trong môi trường và có thể tái dịch nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt.

Thiên Ngân – Anh Thơ