Chắc hẳn ít ai biết rằng có những loại cây trước kia chỉ là cỏ dại nhưng ngày nay được người dân thành thị săn lùng với giá khá đắt đỏ.
Trên thực tế rau dừa Miền Tây - rau dừa nước (Jussiaea repens oenotheracene) còn có tên gọi khác là du long thái hay thủy long, thuộc họ rau dừa nước (Onagraceae). Chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau, tùy từng khu vực. Người dân Miền Đông, Nam Trung bộ còn gọi chúng với cái tên là sen úng thủy hay sen cạn bởi loại rau này có thể mọc ở ruộng cạn nước và ruộng ngập nước.
Loại rau này thuộc thân thảo, từ thân đâm nhiều nhánh nhỏ. Thân hình trụ, mềm yếu, có nhiều đốt. Lá hình trứng dài, mọc so le, gốc thân đầu tù, hai mặt nhẵn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu trắng. Quả nang, bên ngoài có lông mịn, không ngứa, bên trong chứa nhiều hạt.
Lâu nay loại rau này thường sống ở những chỗ đầm nước hoặc trên cánh đồng lúa, ao hồ... Nếu mọc ở trên mặt nước thì ở các nhánh cây sẽ có các phao nhỏ, còn nếu mọc ở cạn các phao này sẽ tiêu biến. Khi thời tiết ấm và ẩm, chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh, mạnh.
Trước đây, rau dừa là cây bỏ đi, hoặc làm thức ăn cho gia súc, nhiều người nghĩ loại rau này người không ăn được. Còn ở miền Tây, từ lâu rau dừa đã gắn bó với cuộc sống khốn khó của người dân nơi đây, còn gọi là rau "nhà nghèo".
Có thể bạn chưa biết, trong rau dừa nước có chứa các thành phần flavonoid, tanin, chất nhầy, nhiều muối, kali, natri. Theo y học cổ truyền, rau dừa nước vị ngọt nhạt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng. Rau có thể dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa.…
Trước đây, rau dừa nước được cho là loại rau dại, chúng thường làm ảnh hưởng đến các loại thực vật khác sống cạnh nên người dân thường nhỏ vứt đi. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, nó lại trở thành món ăn đặc sản của thành phố, giá khá đắt đỏ. Đặc biệt thời gian qua nhiều người chế biến rau dừa thành món ngon thu hút sự chú ý. Điển hình rau dừa ăn với mắm kho có vị nồng đậm đà, hơi ngứa cổ, tạo nên nét đặc trưng của đặc sản Miền Tây trong mùa nước nổi. Tuy nhiên khi đã ăn thử thì không thể nào quên được vị thanh mát của nó. Loại rau này đang được rao bán trên chợ mạng với giá từ 120.000 - 150.000 đồng/kg.
Để bán được giá đắt đỏ, khi thu hái rau dừa nước, người dân thường loại bỏ phần gốc và rễ, chỉ rửa sạch phần lá rồi thái ngắn.
Tác dụng của rau dừa nước, không phải ai cũng biết
- Điều trị viêm cầu thận: Nguyên liệu gồm 80g rau dừa nước khô, 30g lá mã đề khô. Cho nguyên liệu vào ấm, sắc với 2 lít nước đến khi cạn còn 600ml đến 700ml. Rót nước ra bát và chia 3 đến 4 lần để uống trong ngày. Điều trị liên tục 1 tuần mới có tác dụng.
- Tốt cho hệ tiêu loạn tiêu hóa: Nguyên liệu 100g rau dừa nước tươi hoặc 50g rau dừa nước khô. Sắc nước uống trong ngày, dùng liên tục 3 đến 4 lần mới có tác dụng, theo VTC News .
- U xơ tiền liệt tuyến: Nguyên liệu 24g rau dừa nước phơi khô, 16g cỏ xước, 12g thương nhĩ (sao), 20g đinh lăng, 5g hoàng cung trinh nữ (khô), 10g huyền sâmm, 16g hoàng kỳ, 10g trần bì. Sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng, điều trị 1 tháng là một liệu trình.
- Hội chứng tiền mãn kinh: Nguyên liệu 24g rau dừa nước khô,10g hậu phác, 16g ích mẫu, 5 quả táo tàu, 16g quy, 12g thục, 10g bán hạ, 10g cam thảo, 16g ngưu tất, 16g mẫu lệ, 16g hắc táo nhân. Sắc nước và uống ngày mỗi ngày trong 1 tháng.
- Thanh nhiệt giải độc: Rau dừa nước 50 g -100 g, hến 1 kg, nấu canh ăn hằng ngày, liên tục trong 7-10 ngày. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, thanh can, sáng mắt, lợi niệu, tiêu độc, thích dụng cho những người tăng huyết áp, viêm thận, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, cải thiện các triệu chứng mãn kinh.
- Giảm mụn nhọt: Rau dừa nước 20 g - 30 g, giấm 10 ml. Rau dừa nước đem giã nhỏ, chế giấm đắp lên chỗ đau. Bài thuốc này cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, hoạt huyết kháng viêm, sinh cơ, thích dụng cho các trường hợp chấn thương phần mềm, ứ máu sưng tấy hoặc mụn nhọt đơn độc, sưng lở… Để nâng cao hiệu quả điều trị, có thể dùng rau dừa nước và lớp trắng bên trong vỏ cây gạo (mỗi vị 20 g - 30 g) sắc uống.