Với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết rất thuận lợi, ĐBSCL đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn trái với diện tích trên 288.000ha, chiếm gần 34,2% diện tích cây ăn trái cả nước.
Theo ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL, nơi đây có 10 loại cây trái chủ lực, gồm: xoài, chuối, nhãn, cam, bưởi, dứa, sầu riêng, chôm chôm, thanh long, quýt. Tính toán của Viện Cây ăn quả miền Nam cho thấy, sản lượng trái cây trong vùng đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, chiếm 44% sản lượng cả nước.
Với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp và nhà vườn, đến nay, có 62 mô hình cây ăn trái được chứng nhận GlobalGAP, VietGAP với tổng diện tích khoảng 1.158ha. Phần lớn sản phẩm được sản xuất theo chứng nhận trên đều tiêu thụ tốt.
Nhãn được người dân cho xử lý ra trái theo ý muốn, hạn chế cho trái vào mùa thuận để tránh tình trạng cung vượt cầu.
Diện tích chuối toàn vùng là 39.000ha. Chuối có đa dạng chủng loại như chuối già, chuối hột, chuối cao, chuối sáp, chuối xiêm.
Riêng về cây cam, diện tích tăng vọt qua từng năm, người dân thu lợi cao từ loại cây này.
Hiện ĐBSCL có nhiều diện tích chôm chôm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Diện tích quýt đã tăng nhanh trong những năm gần đây, giúp người dân thu lợi khá.
Dứa được trồng nhiều ở những vùng đất khó sản xuất lúa.
Loại trái cây có diện tích lớn nhất trong vùng là xoài với khoảng 40.000ha.
Huỳnh Xây