Ngày 9/5, trao đổi với Dân Việt, ông Ngô Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, đã nghiệm thu mô hình “Trình diễn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương – Cánh đồng không dấu chân” với quy mô 5 ha, tại xã Đông Tiến huyện Hàm Thuận Bắc.
Năm 2018, Chi hội trồng rau xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phươc) được thành lập. Đã có 8 thành viên Chi hội trồng rau xã Lộc Thái được cấp giấy chứng nhận rau VietGAP với 11 loài rau gồm: cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, mồng tơi, rau dền, xà lách, tần ô, ngò rí, hành lá, cải nhúng, rau đay...
Nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội giúp anh Kiên ở xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An có điều kiện đầu tư chuồng trại nuôi gà, chăn lợn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đó, anh Kiên thoát nghèo vươn lên làm giàu ngay trên chính quê hương mình.
Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa tổ chức tập huấn hướng dẫn cho hơn 200 hội viên là cán bộ cơ sở, chi, tổ và hội viên, nông dân huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh để thành lập Câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Kiểm tra công trình không phép "khủng" (thuộc dự án trồng rau VietGAP) mọc giữa "chiến dịch" dẹp loạn xây dựng trái phép của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định sau phản ánh của báo Dân Việt, ông Nguyễn Thành Hải - Giám đốc Sở Tài chính nói rằng: “Phát hiện sai phạm quá nhiều”.
Nhiều mô hình nông nghiệp sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể làm OCOP tại Bắc Kạn. Thông qua việc xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng chuẩn VietGAP, sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn từng được nâng tầm và có sức cạnh tranh hơn ở các thị trường lớn với tệp khách hàng khó tính.
Với quyết tâm làm giàu trên vùng đất quê hương, ông Lãnh Văn Chưng (SN 1965, xã Hồng Thái Đông, TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã xây dựng trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Nhờ tuân thủ quy trình VietGAP, ứng dụng khoa học công nghệ mà ông Chưng điều khiển cả một trang trại nhưng vẫn nhàn tênh.
So với các loài khác, cá diêu hồng nuôi ở Bắc Kạn theo tiêu chuẩn VietGAP có nhiều ưu điểm nổi trội như ít bị nhiễm các loại bệnh thường gặp, có thể nuôi thâm canh với mật độ cao 100 con/m3 lồng bè.
Những vườn ổi trĩu quả của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Sơn Tiến, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) do anh Nguyễn Duy Sinh làm Giám đốc được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cây khỏe, quả ngon, ai ăn một lần đều muốn đặt hàng tiếp.
Vùng trồng rau muống nước VietGAP tại xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP.HCM) định hướng sản xuất an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và hướng đến xuất khẩu.
Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản là quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Áp dụng tiêu chuẩn này, người nuôi trồng thủy sản sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản.
Tiêu chuẩn VietGAP là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho nông sản. Bên cạnh các mô hình sản xuất VietGAP đúng chuẩn, mang lại lợi ích, giá trị kinh tế cao thì ở nhiều nơi, VietGAP vẫn chưa trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với nông sản an toàn.