Mưa dông, lốc xoáy gây thiệt hại nặng nề tại Tuyên Quang
10/05/2025 11:34 GMT +7
Rạng sáng 10/5, mưa dông kèm lốc xoáy đã quét qua nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, gây thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa và sản xuất nông nghiệp của người dân. Rất may không có thiệt hại về người.
- Mưa lớn và lốc xoáy gây ách tắc giao thông, tốc mái nhiều nhà dân ở Tuyên Quang
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên Quốc lộ 2 khiến 2 người thương vong
- Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đồng hành, hỗ trợ hội viên thoát nghèo làm giàu, có nông dân doanh thu hơn 20 tỷ/năm
Mưa dông, lốc xoáy ở Tuyên Quang khiến hàng chục ngôi nhà bị sập đổ, tốc mái
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Tuyên Quang, tính đến 10h sáng nay (10/5), mưa lớn với lượng phổ biến từ 50mm đến trên 100mm, có nơi lên đến 140mm (Hùng Đức, Hàm Yên) đã gây ra nhiều thiệt hại.

Huyện Hàm Yên là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 18 nhà dân bị sập đổ, trong đó có 2 nhà bị sập đổ hoàn toàn tại xã Thái Hòa và xã Thành Long.
Nhiều nhà dân khác tại các xã Thái Hòa, Hùng Đức, Thành Long cũng bị tốc mái. Tại huyện Yên Sơn, ghi nhận 23 nhà bị tốc mái. Thành phố Tuyên Quang cũng có 1 nhà dân bị ảnh hưởng do cây đổ vào nhà.
Nông nghiệp thiệt hại, giao thông bị ảnh hưởng
Mưa dông cũng gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có hàng chục hecta ngô bị đổ, tập trung tại thành phố Tuyên Quang (12 ha), huyện Hàm Yên (7,35 ha) và huyện Yên Sơn (5 ha). Xã Thái Hòa (Hàm Yên) có 3 ha rau màu bị thiệt hại. Về lâm nghiệp, 4 ha keo tại xã Hùng Đức (Hàm Yên) và 20 ha keo tại huyện Yên Sơn bị gãy đổ.

Một số tuyến đường trên Quốc lộ 2 và các tuyến đường nội thị thành phố Tuyên Quang bị ngập cục bộ, gây khó khăn cho việc đi lại. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các tuyến đường cơ bản đã được thông xe.
Ngoài ra, tại thành phố Tuyên Quang, 1 cột điện bị gãy đổ, 4 cây xanh bị đổ và cổng chào phường Minh Xuân cũng bị đổ sập. Huyện Hàm Yên có 5 cột điện bị gãy đổ tại xã Thái Hòa.
Khẩn trương khắc phục hậu quả
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND các huyện Hàm Yên, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang đã trực tiếp chỉ đạo các lực lượng chức năng xuống hiện trường, nắm bắt tình hình, thống kê thiệt hại. Đồng thời, huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sửa chữa nhà cửa và thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là những hộ có nhà bị sập đổ.
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tiếp tục cập nhật tình hình thiệt hại và thực hiện báo cáo theo quy định.
Xem thêm
Sáp nhập Hà Giang và Tuyên Quang, một thủ lĩnh nông dân thấy thêm cơ hội làm giàu từ "mỏ vàng" dưới chân núi Rồng
Ông Sình Dỉ Gai, Trưởng thôn kiêm Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang cho hay: Khi sáp nhập Hà Giang với Tuyên Quang, chúng tôi rất vui mừng và kỳ vọng sẽ tiếp tục khai thác hiệu quả "mỏ vàng" du lịch ở địa phương giúp người dân có thu nhập cao hơn.
Sáp nhập tỉnh Hà Giang với Tuyên Quang, bất ngờ phía sau cổng trời Quản Bạ khi thấy điều này
Trước ngày tỉnh Hà Giang sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi lên cổng Trời Quản Bạ, huyện Đồng Văn, cao nguyên đá Hà Giang. Ở đó có một thế giới khác hiện ra, cả một vùng rau xanh mát mắt toàn rau, như một bức tranh dịu dàng vắt qua lưng núi.
Nuôi con bé xíu, chỉ ưa ẩm lạnh, anh nông dân Tuyên Quang biến chất thải chăn nuôi thành “vàng đất”
Anh Dương Văn Thành, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Thành Lâm, thôn Lũng, xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã thu hàng trăm triệu mỗi năm từ mô hình nuôi giun quế, là một trong những gương nông dân điển hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường.
Hà Giang, Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên rồi tách ra khi nào, giờ tỉnh nào lọt tốp điểm đến hấp dẫn nhất thế giới?
Trong lịch sử, có thời điểm hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên, sau đó tách ra như ngày nay. Hiện, Hà Giang đã trở thành điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á.