dd/mm/yyyy

Quản Bạ: Xây dựng thôn thôn mới toàn diện

Nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới là làm cho diện mạo nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn, đời sống người dân được nâng cao. Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang, huyện Quản Bạ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Nằm ở cách Tp. Hà Giang 60km về phía Đông, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng huyện Quản Bạ đang là một trong những địa phương đạt được những kết quả ghi nhận trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Giang.

Đến Quản Bạ trong cái nắng vàng của mùa thu, ngắm những cánh đồng hoa tam giác mạch đang rực rỡ khoe, những bản làng homestay mang đậm nét văn hóa đặc sắc của bà con DTTS, chúng tôi cảm nhận rõ hơn bước phát triển của một huyện miền núi vùng cao đang ngày đêm phấn đấu, trở thành những vùng quê đáng sống nơi địa đầu tổ quốc.

Quản Bạ: Xây dựng thôn thôn mới toàn diện - Ảnh 1.

Mô hình trồng cây dược liệu đang là một trong những hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân Quản Bạ.

Anh Lý Tà Dồn (thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ), chia sẻ: "Trước đây cuộc sống của gia đình tôi rất vất vả, mặc dù làm lụng quanh năm mà vẫn nghèo đói, từ khi được các cấp, ngành hỗ trợ, hướng dẫn cách làm homestay, đến nay đời sống của gia đình đã khá giả hơn trước rất nhiều. Tôi có điều kiện để chăm lo cho con cái ăn học đầy đủ".

Nhớ lại, anh Dồn kể, năm 2015, khi thấy các hộ trong thôn làm dịch vụ du lịch cộng đồng có hiệu quả kinh tế rất tốt, nên anh cũng mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi sang xây dựng homestay.

Bên cạnh việc kinh doanh phòng nghỉ, anh còn cải tạo lại vườn rau của gia đình, trồng các loại rau đặc sản để phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương. Giúp cho du khách được thư giãn, giải trí, sống gần gũi với thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống của nhà nông ở vùng cao.

Quan trọng hơn, trong quá trình thực hiện, việc phát huy dân chủ là rất cần thiết, tất cả đều được công khai bàn bạc và thống nhất với người dân trước khi triển khai từng phần việc, công trình. Quá trình thực hiện xây dựng NTM ở Quản Bạ luôn có sự giám sát của cộng đồng, đảm bảo các công trình người dân đều được thông tin, bàn bạc, thống nhất và kiểm tra, giám sát nghiêm túc".

Ông Dương Hạng Thành - Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ nhấn mạnh

"Nhờ vậy mà khi chưa có dịch Covid-19, trung bình mỗi năm, gia đình đón khoảng 1.300 lượt khách, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm" anh Dồn cho biết.

Khác với anh Dồn, chị Chảo Thị Liên, (thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến) lại có hướng đi riêng trong phát triển kinh tế của gia đình, chị đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nhờ đó vườn rau của gia đình chị mỗi vụ cho thu nhập gần 7 triệu đồng.

Chị Chảo Thị Liên cho hay, từ khi được Nhà nước hỗ trợ vốn, chị đã đầu tư hệ thống nhà lưới để trồng rau, nhờ sản xuất có kỹ thuật, bài bản, vườn rau gia đình chị đã sản xuất được nhiều vụ hơn, không còn sợ bị ảnh hưởng của thời tiết, côn trùng phá hoại nữa. Ngày nào nhà chị đều cũng đều có rau mang đi bán, thu nhập của gia đình chị cũng ổn định và khấm khá hơn rất nhiều so với trước đây.

Quản Bạ: Xây dựng thôn thôn mới toàn diện - Ảnh 3.

Vườn rau của hộ chị Chảo Thị Liên, thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến. Ảnh: Lê Hải

Hay như mô hình nuôi cá tầm của gia đình anh Ngũ Chính Phú, (thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài). Anh Phú cho biết:"Ban đầu mô hình thả khoảng 3.000 con cá tầm giống, tỷ lệ sống là 80%, sau gần 2 năm nuôi khi xuất bán khoảng 2 kg/con, với giá 250,000 đồng/kg.

Anh Phú cho biết thêm, nhu cầu cá tầm của các nhà hàng trên địa bàn huyện để phục vụ khách du lịch là rất lớn, vì vậy nếu cá tầm phát triển tốt thì trừ các chi phí sẽ cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm".

Giờ đây, mô hình nuôi cá tầm xã Tùng Vài đang được xem là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương, đưa nghề nuôi cá nước lạnh trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, mang lại thu nhập cao để cải thiện đời sống cho đồng bào nơi đây.

Được biết, khi bắt đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Quản Bạ còn rất nhiều khó khăn. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu. Tỉ lệ hộ nghèo cao, bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,45 tiêu chí trong số 19 tiêu chí của chuẩn nông thôn mới.

Trước thực tế đó, huyện Quản Bạ xác định, muốn xây dựng nông thôn mới thành công, việc nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của người dân để cùng chung tay thực hiện là rất quan trọng.

Quản Bạ: Xây dựng thôn thôn mới toàn diện - Ảnh 4.

Mô hình nuôi cá Tầm tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Ảnh: Việt Tú

Xuất phát từ những thế mạnh của địa phương, đặc thù từng xã, ưu tiên tập trung thực hiện các tiêu chí phù hợp, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, đổi thay bộ mặt nông thôn.

Ông Dương Hạng Thành, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân được Quản Bạ xem là nội dung trọng yếu, quyết định sự phát triển bền vững của xây dựng nông thôn mới.

Do đó, huyện tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh các loại cây trồng vật nuôi, các ngành nghề có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.

Quản Bạ có 17 dân tộc sinh sống, trong đó 94% là đồng bào DTTS. Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong thực hiện phát triển KT-XH, xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 45 triệu đồng/người. 

PV