Giá lúa gạo hôm nay 9/7: Giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu liên tục điều chỉnh tăng
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm do lo ngại về nguồn cung, trong khi nhu cầu cao giúp giá gạo của Thái Lan và Việt Nam duy trì ở gần mức cao nhất trong hai năm.
Giá gạo đồ 5% tấm của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ được chào bán ở mức 412-420 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức 409-416 USD/tấn vào tuần trước. Các nhà xuất khẩu gạo cho biết, nhu cầu đã tăng cao hơn nhưng giá vẫn tăng do nguồn cung gạo của Ấn Độ hạn chế và Chính phủ Ấn Độ tăng giá thu mua gạo từ nông dân.
Giá gạo toàn cầu, hiện ở mức cao nhất trong 11 năm, dự kiến sẽ tăng thêm sau khi Chính phủ Ấn Độ tăng giá thu mua gạo từ nông dân, trong bối cảnh hiện tượng thời tiết El Nino có nguy cơ làm giảm sản lượng của các nước sản xuất lúa gạo chủ chốt.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 500-510 USD/tấn, không đổi so với một tuần trước. Thương nhân cho biết nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn mạnh, và ước tính nhu cầu gạo toàn cầu có thể tiếp tục tăng cho đến cuối năm nay. Trong tuần qua tính chung, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục điều chỉnh tăng 5 USD/tấn so với tuần trước. Nhu cầu thị trường vẫn tích cực.
Một quan chức cấp cao của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết xuất khẩu gạo của cả nước năm nay sẽ vượt 6,5 triệu tấn, nhưng vẫn dưới mức 7,1 triệu tấn của năm ngoái.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy 95.200 tấn gạo đã được bốc dỡ tại cảng thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ ngày 1-12/7, với phần lớn gạo được chuyển đến châu Phi, Indonesia và Philippines.
Còn giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng không đổi so với tuần trước, giao dịch ở mức 515 USD/tấn. Nhìn chung, giá gạo Thái duy trì ở mức cao do nhu cầu mạnh mẽ từ Indonesia, Philippines, Malaysia và một số quốc gia châu Phi do lo ngại hạn hán khiến nhu cầu dự trữ tăng lên.
Các quan chức Bộ Nông nghiệp Bangladesh cho hay sản lượng gạo vụ Hè của nước này sẽ vượt mục tiêu 21,5 triệu tấn trong năm nay. Bangladesh đang cố gắng kiềm chế giá gạo trong nước đang tăng cao bất chấp sản lượng và dự trữ dồi dào.
Theo bà Bùi Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá thu mua lúa gạo trong nước hiện nay ở mức cao, mức chào bán giá gạo vụ Hè Thu đã cao hơn Đông Xuân và dự kiến tiếp tục tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại gặp khó khăn do đã ký hợp đồng bán hàng trước đó, giá gạo vào lại tăng lên, nguồn cung gạo không còn nhiều, trong khi đó doanh nghiệp còn khó khăn về vốn, phải có nguồn tiền mới thì mới mua được lúa từ người dân.
Bà Bùi Thị Thanh Tâm cũng nhận định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong bối cảnh sản lượng gạo tại nhiều quốc gia châu Á có thể suy giảm dưới tác động của hiện tượng El Nino, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cũng như neo giữ giá gạo trên thị trường quốc tế.
Một số chuyên gia nhận định triển vọng xuất khẩu gạo nửa cuối năm ở mức tích cực nhưng cảnh báo tăng trưởng xuất khẩu gạo trong nửa cuối năm đối mặt rủi ro chậm lại do hàng tồn kho gối đầu từ năm ngoái đã hết, nguồn cung gạo từ vụ Đông Xuân vừa qua cũng đã cạn, nguồn cung thời gian tới có thể thấp hơn kỳ vọng dưới tác động của El Nino và xâm nhập mặn.
Trong tuần này, giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu liên tục điều chỉnh tăng. Tại kho An Giang, giá lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 6.900 – 7.100 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động 6.400 - 6.600 đồng/kg; Lúa OM 18 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 giá 6.900 - 7.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg; Lúa Nhật cũng ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 13.000 đồng/kg.
Với lúa Nếp, Nếp AG (tươi) hôm nay được thương lái mua tại ruộng ổn định trong mức từ 5.700 - 5.900 đồng/kg; Nếp Long An (tươi) dao động trong khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg; Nếp AG (khô) ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg; Nếp Long An (khô) có giá 7.700 - 7.900 đồng/kg.
Tương tự, với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm hôm nay duy trì ổn định. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 đang được thu mua ở mức 10.100 – 10.150 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo thành phẩm ở mức 11.500 – 11.600 đồng/kg.
Đối với phụ phẩm, giá tấm và cám điều chỉnh trái chiều. Theo đó, giá tấm IR 504 điều chỉnh tăng 100 đồng/kg lên mức 9.700 – 9.800 đồng/kg; trong khi đó cám khô ổn định ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg.
Trong tuần, giá lúa gạo trong nước liên tục điều chỉnh tăng với cả lúa và gạo. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia vẫn ở mức cao, trong khi nguồn cung trong nước ở mức thấp do vụ Hè Thu chưa thu hoạch rộ.
Trong khi đó, tại các chợ lẻ, giá gạo không có điều chỉnh. Cụ thể nếp ruột vẫn ổn định ở mức 14.000 - 16.000 đồng/kg. Gạo thường có giá 11.000 - 12.000 đồng/kg.
Gạo Nàng Nhen có giá 22.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài duy trì 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo thơm Jasmine giá 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Gạo Hương Lài giá 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng giá 14.500 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa giá 18.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường dao động 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Gạo Sóc Thái giá ổn định 18.000; Gạo thơm Đài Loan có giá là 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg và cám duy trì mức 8.500 - 9.000 đồng/kg.