Chợ nổi miền Tây Nam Bộ họp trên sông nước, tấp nập thuyền bè, chợ miền Trung bình dị, họp thoáng chốc lại tan, chợ miền núi phía Bắc rực rỡ màu sắc thổ cẩm.
Chỉ cần tới chợ là phần nào biết về cuộc sống của người dân nơi đây với đủ âm thanh, màu sắc, mùi vị và biểu cảm trên khuôn mặt người mua, người bán.
Thường thì chợ có tổng hợp đủ loại mặt hàng, sản vật tại địa phương, nhưng cũng có chợ chỉ chuyên một mặt hàng duy nhất.
Chợ nổi miền Tây Nam Bộ họp trên sông nước, tấp nập thuyền bè, chợ miền Trung bình dị, họp thoáng chốc lại tan, chợ miền núi phía Bắc rực rỡ màu sắc thổ cẩm. Lại còn chợ hải sản, chợ trâu, chợ lợn…mỗi phiên họp chợ lại như ngày hội.
Chợ “chữ” tại Văn Miếu, Hà Nội mỗi dịp xuân về.
Xôn xao chợ cá Nghi Sơn (Thanh Hoá) trúng mùa cá nục.
Chợ hải sản Lạch Bạng (Tĩnh Gia, Thanh Hoá) mua bán ngay trên mỗi chuyến tàu mới về đến cửa sông.
Người dân miệt vườn chở hoa trái tới chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).
Tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), nông sản được chở trên những chiếc ghe bầu, ghe nào bán gì thì treo thứ đó lên chiếc sào ở đầu ghe.
Chợ trâu Nghiêm Loan (huyện Pác Nặm, Bắc Kạn) là chợ gia súc đông thứ 2 ở miền núi phía Bắc, chỉ sau chợ trâu Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Hai cô gái Mông chọn mua váy áo diện năm mới ở phiên chợ Cán Cấu (Lào Cai).
Chợ lợn ở Bình Lục (Hà Nam) lớn nhất Việt Nam. Trung bình mỗi ngày chợ xuất ra thị trường gần 500 tấn lợn hơi.
Chợ gốm sứ bên bãi sông Hồng, phường Quảng An, (Hà Nội) tấp nập vào mỗi dịp giáp tết.
Mạc Li