Năm 1986, một vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân của Chernobyl dẫn tới lượng lớn phóng xạ giải phóng vào môi trường và đe dọa cảnh quan địa phương.
Cho đến ngày nay, khu vực này ở Ukraine vẫn là khu vực cấm do lượng lớn phóng xạ vẫn còn hiện diện, nhưng các chuyên gia tin rằng phóng xạ bây giờ đủ để có thể bắt đầu tái trồng trọt.
Con người có lẽ không có khả năng quay trở lại khu vực này trong vài thế kỷ nữa, nhưng ông Jim Smith, Giáo sư Khoa học Môi trường thuộc Đại học Portsmouth, Anh sẽ bắt đầu lao vào cuộc điều tra khoa học với các chuyên gia Anh và Ukraine về việc liệu lương thực có thể được trồng trong khu vực này.
Giáo sư Smith đã được Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên (NERC) tài trợ 100.000 bảng Anh để làm việc cùng với chính phủ Ukraine và các bên khác để phát triển hệ thống thông tin quản lý môi trường.
Hệ thống này có thể được sử dụng không chỉ cho Chernobyl, mà còn cho bất kỳ tai nạn hạt nhân tiềm ẩn nào trong tương lai.
Đại học Portsmouth cho biết trong một tuyên bố: "Giáo sư Smith là một chuyên gia về mô hình hóa ô nhiễm bằng nuclit phóng xạ và đang giúp đỡ đất nước phát triển một kế hoạch cho tương lai. Hy vọng hệ thống sẽ trở thành tiêu chuẩn vàng trong việc đảm bảo quyết định xem liệu và khi nào cho phép nông nghiệp và các hoạt động khác được khôi phục trong khu vực này là an toàn và được tư vấn khoa học".
Vụ nổ vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 làm 31 người thiệt mạng và dẫn đến việc sơ tán 50.000 người và bỏ hoang một khu vực khổng lồ.
Một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đã dự đoán con số tử vong cuối cùng gây ra bởi ung thư liên quan đến vụ nổ và các bệnh khác đạt tới 4.000 người.
Và thảm họa này đã xóa sạch nhà máy hạt nhân đắt đỏ thứ nhì trong lịch sử loài người, trị giá 39 tỷ bảng Anh.
Ngày nay, một khu vực cấm 19 dặm vẫn còn hiệu lực, các quan chức ước tính khu vực này sẽ không an toàn cho người dân nơi đây hàng trăm năm.
Vụ tai nạn hạt nhân thậm chí ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chuỗi thức ăn, với lo ngại thịt lợn rừng có nguồn gốc địa phương có thể ăn “nấm nhiễm phóng xạ”.