dd/mm/yyyy

“Vua” cam xứ Mường

Chuyên ngành của ông là cơ khí, vốn quen tay búa, tay máy, ấy vậy mà lại trở thành người trồng cam giỏi nhất xứ Mường. Từ một người không biết gì về trồng trọt giờ ông đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực trồng cam.

Ngôi biệt thự bề thế, sang trọng, uy nghi nằm giữa thị trấn Bưng, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình là mái ấm của vua cam xứ Mường ông Tạ Đình Đào. Hôm chúng tôi đến thăm, ngôi biệt thự đóng cửa im ỉm. Thấy tôi gọi mãi, bà hàng xóm ngó ra bảo: “Ông ấy ở trong vườn. Ông này như bị cam thôi miên”.

Ông Đào trở thành tỷ phú cam từ nhiều năm nay.
Ông Đào trở thành tỷ phú cam từ nhiều năm nay.

Thương lái tự tìm đến vườn

Khi chúng tôi đến, ông Đào đang kiểm tra mã cân, rồi tính tiền bán quýt cho mấy thương lái. Khi những xe chở quýt cuối cùng rời vườn, ông mới quay ra nói chuyện với khách: “Nông sản đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp, thương lái tự tìm đến vườn. Suốt những năm trồng cam, tôi không có đủ hàng để bán”.

Chưa kịp mời khách vào nhà, ông cầm cái túi, bước phăng phăng lên đồi hái quýt. “Muốn biết tôi trồng cây như thế nào, nhà báo ăn thử mấy quả này đã” - ông Đào nói và đưa cho chúng tôi những múi quýt dài, to, mọng nước. Tôi nếm thử, múi nào cũng ngọt lịm. Cũng chỉ kịp ăn xong

Cam là giống cây trồng kén đất, khó tính nhưng cho hiệu quả cao nhất so với các loại cây trồng hiện có trên đất Cao Phong. Đến năm 2006, tức là sau 12 năm trồng cam, ông mới trang trải hết nợ nần. Từ năm đó đến nay năm nào ông cũng thu được cả tỷ đồng. Ông Đào bảo, suốt mấy năm qua, dường như không ngày nào tôi bỏ vườn cam đi xa. “Làm nông nghiệp mà không đôn đáo, tận tuỵ là mất trắng như chơi”, ông Đào nói.

quả quýt, ông mời chúng tôi đi thăm vườn cam xanh mướt, rộng ngút tầm mắt, toả mùi hương dìu dịu, cây nào, cây nấy sai trĩu quả. Cầm một cành cam lên, ông bảo: “Có những cây một vụ cho mấy tạ quả - giá trị tương đương với 1 tấn thóc đấy”.

Nếu như các vườn khác chỉ cho thu hoạch khoảng vài ba tháng trong năm thì vườn cam của ông gần như quanh năm cho quả. Ông Đào diễn giải: “Đầu mùa hè, khoảng từ tháng 6 – 8, tôi bắt tay vào thu hoạch quýt Ôn Châu, tháng 10 – 11 thu cam Xã Đoài và bưởi Diễn, đến tháng 12, những tháng đầu năm của năm sau lại thu cam Canh, Bố Hạ, Valenxia”. Ước tính năm nay, ông thu được khoảng gần 200 tấn quả các loại.

Đất không phụ công người

Quê ông ở Phú Thọ, đầu những năm 1960, nghe theo tiếng gọi khai hoang Tây Bắc, chàng thanh niên đất Tổ háo hức lên đường. Ông vốn là thợ cơ khí, quen máy móc nên được xung vào đội phát hoang của Nông trường Cao Phong. Ngày đó, ông đã quen cô nữ y tá của nông trường, thế rồi họ nên duyên vợ chồng, lên chức bố, mẹ của 4 đứa con. Cuộc sống khi ấy khó khăn trăm bề, vợ chồng ông nai lưng ra làm vẫn không lo đủ 3 bữa ăn cho cả nhà.

Thế rồi cái ngày buồn nhất cuộc đời ông đã xảy ra mà mỗi lần nhắc tới, lòng ông như có ai dùng kim châm vậy. Ấy là năm 1984, vợ ông đẻ đứa con thứ 4. Đứa con gái kháu khỉnh chào đời được 6 tháng thì mẹ mất. Từ đó ông rơi vào cảnh “gà trống” nuôi 4 đứa con. Cứ như thế suốt hàng chục năm trời, chân tay ông chẳng mấy khi được nghỉ ngơi.

Đầu năm 1990, người dân Cao Phong bắt đầu trồng mía. Ông cũng nhận thầu trồng 1ha mía. Tuy là thợ cơ khí nhưng ông chăm bón cũng khéo nên đám mía lớn nhanh như thổi. Đến lúc thu hoạch, thương lái trả ông 27 triệu đồng cho vườn mía, tiếc người ta trả rẻ ông đợi đến cuối năm bán. Số ông vốn lận đận nên chỉ vài ngày sau, trời đổ mưa như trút nước. Vườn mía ủng gốc, ông bán vội chỉ được 600.000 đồng. Kế hoạch trồng mía thất bại thảm hại, ông quay ra trồng cam. Trồng cam, 5 năm sau mới cho thu hoạch và phải có đất và cần nhiều vốn, cũng như kinh nghiệm, cả 3 thứ này ông đều thiếu. Ông đến gõ cửa ngân hàng vay tiền phát triển sản xuất. Cán bộ ngân hàng đến nhà ông xác minh, tìm hiểu gia cảnh, họ lắc đầu: Nhà chẳng có gì đáng giá để thế chấp. Thế là ông không vay được tiền. Ông lại ngược về Hà Nội, hỏi vay bạn bè, người thân. Cũng may đợt đó ông lại vay được 15.000 USD.

Cầm số tiền lớn đó về xứ Mường, ông mua quả đồi trọc người ta trồng bạch đàn để trồng cam. Trước việc làm của ông nhiều người bảo: “Ông này hâm rồi”. Mặc lời ra tiếng vào, ngày ngày ông ở trần, lầm lũi đánh gốc bạch đàn, cải tạo khu đồi hoang. Vừa làm, vừa thuê người giúp việc, sau cả năm trời những gốc bạch đàn cuối cùng đã được đánh bật khỏi quả đồi. Những ngày đầu ông trồng cam giống như người mù đi dò đường vậy. Vốn là người kiên trì nên dần dà ông đã cơ bản nắm được quy trình chăm sóc cây cam.

Ông Đào đã mạnh dạn trồng cam cách đây gần hai mươi năm.
Ông Đào đã mạnh dạn trồng cam cách đây gần hai mươi năm.

Ngày tháng dần trôi, các con ông đã lớn, vườn cam trên đồi bắt đầu bói quả, cho trái. Bán cam được bao nhiêu tiền, ông lại dồn tiền mua thêm đất đai quanh vườn, mở rộng diện tích trồng cam. Theo chu kỳ, sau 4 năm cây cam cho thu hoạch với khoảng 60 - 70 tấn cam. Nhưng do ông thiếu vốn, đầu tư chắp vá, phải 6 năm sau, cam của ông mới cho thu hoạch. Năm 2000, ông thu hoạch được 13 tấn với số tiền 40 triệu đồng. Số tiền này không đủ trang trải nợ những năm ông đầu tư chăm sóc cây. Không nản chí, ông tiếp tục vay vốn để đầu tư tiếp.

Từ người không hiểu gì về trồng trọt, giờ ông Đào lại mê cái nghề này như điếu đổ vì ông tin rằng, cây cam chắc chắn sẽ mang lại thành công. Không chỉ trồng giống cam Cao Phong, ông còn đưa cam Bố Hạ - giống cam quý của Bắc Giang, rồi quýt Tân Châu, bưởi Diễn, cam Canh… vào trồng. Chẳng mấy chốc cả 5ha đất của ông đã phủ kín các loại cây cam quýt.

Cam là giống cây trồng kén đất, khó tính và cần đầu tư lâu dài nhưng ngược lại cũng cho hiệu quả cao nhất so với các loại cây trồng hiện có trên đất Cao Phong. Đến năm 2006, tức là sau 12 năm trồng cam, ông mới trang trải hết nợ nần. Từ năm đó đến nay năm nào ông cũng thu được cả tỷ đồng. Ông Đào bảo, suốt mấy năm qua, dường như không ngày nào tôi bỏ vườn cam đi xa. “Làm nông nghiệp mà không đôn đáo, tận tuỵ là mất trắng như chơi”, ông Đào nói.

Có lẽ đó là bí quyết thành công của “vua” cam đất Mường.

Bài, ảnh: Thuần Việt