Bỏ nuôi lợn chuyển sang thả cá, riêng với mô hình nuôi cá giống, bình quân mỗi tháng anh thu hơn 10 triệu đồng. Ảnh: Thu Hà.
Bây giờ ngồi ngẫm lại, anh Trần Văn Nhàn, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) thấy mình may mắn hơn nhiều nông dân khác. Nếu vẫn tiếp tục lao vào nuôi lợn, trong khi giá cứ giảm sốc hơn nửa năm nay chắc anh cũng lâm vào cảnh vỡ nợ.
Theo ông Trần Minh Hậu – Chủ tịch UBND xã Cấp Dẫn
Anh Nhàn cho biết: Thấy giá lợn hơi đang đà xuống thấp, để hạn chế thua lỗ, nên ngay từ cuối năm 2016, tôi đã chủ động không vào đàn lợn thịt và giảm dần đàn lợn nái, dồn vốn đầu tư nuôi cá giống. Với 2 mẫu ao nuôi cá giống, anh thu về từ 12 – 15 triệu đồng/tháng nhờ xuất bán 3 tạ cá giống.
Theo anh Nhàn, trước đây anh chọn đàn lợn là vật nuôi chủ lực với quy mô 10 lợn nái, 200 lợn thịt. “Hiện tại, tôi đang dồn vốn đầu tư nuôi cá giống. Với 2 mẫu ao nuôi cá giống, tôi thu về từ 12 – 15 triệu đồng/tháng nhờ xuất bán 3 tạ cá giống”, anh Nhàn chia sẻ.
Trên diện tích 3 mẫu đất, anh đào ao nuôi cá kết hợp nuôi vịt và nuôi bò. Bây giờ trang trại đã cho nguồn thu ổn định, chỉ tính riền tiền bán cá giống cũng lên tới hàng trăm triệu mỗi năm.
Có được thành công như hiện nay, anh Nhàn cũng cho rằng mình có sự may mắn khi được vay nguồn vốn Ngân hàng chính sách XH.
Anh cho biết: “Những năm đầu, vợ chồng tôi rất khó khăn do không có vốn làm ăn. Năm 2013, được Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng chương trình tín dụng hộ nghèo tôi mới đầu tư chăn nuôi lợn nái. Tiền lãi lứa này tôi lại mở rộng quy mô nuôi lợn ở lứa sau và đầu tư thêm chăn nuôi bò, vịt, đào ao thả cá. Đến năm 2015, gia đình tôi thoát nghèo và hoàn trả vốn vay đúng hạn…”.
Ở thôn Đoàn kết có nhiều nông dân làm giàu từ kinh tế trang trại. Ảnh Thu Hà
Không riêng anh Nhàn, ở thôn Đoàn Kết cung có nhiều hộ nghèo được vay vốn ưu đãi để làm kinh tế trang trại đã vươn lên làm giàu.