dd/mm/yyyy

Giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới, tiêm 1 liều phòng được 3 chủng virus

Ngày 13/8, tại Hà Nội, Công ty CP Kinh doanh Thuốc thú y AMAVET đã ra mắt Công ty CP Thú y AMAVAC và giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới tới thị trường và bà con chăn nuôi cả nước.
AMAVET ra mắt công ty CP Thú y AMAVAC và giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Bách - Giám đốc Công ty AMAVET, Công ty AMAVAC phát biểu tại buổi lễ ra mắt Công ty CP Thú y AMAVAC và giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới. Ảnh: Nguyễn Chương

Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm vaccine chiếm thị phần số 1 nhất ở Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Bách - Giám đốc Công ty AMAVET cho biết, 15 năm trước, chúng tôi có một AMAVET "3 không" (không tiền, không kinh nghiệm, không đối tác). Trong thời gian đầu khởi nghiệp, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, do là doanh nghiệp non trẻ nên đơn vị luôn bị từ chối từ các nhà sản xuất, AMAVET phải mua hàng từ Việt Nam ra phân phối tại miền Bắc. Thậm chí, công ty phải làm thêm nhiều việc khác để nuôi sống mình.

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, nhờ vào sự nỗ lực, kiên trì của ban lãnh đạo công ty, sự miệt mài làm việc của đội ngũ nhân viên và sự tin tưởng của các nhà cung cấp, sự tin dùng của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. Đến nay AMAVET đã trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành kinh doanh thuốc thu y và có uy tín trên thị trường.

Từ một doanh nghiệp "3 không" đến nay, chúng tôi đã trở thành nhà nhập khẩu và phân phối thuốc thú y chuyên nghiệp với 15 nhà cung cấp trên toàn thế giới và là doanh nghiệp có số lượng sản phẩm đăng ký và phân phối nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay.

Đồng thời là doanh nghiệp có nhiều sản phẩm chiếm thị phần số 1 nhất ở Việt Nam như vaccine lở mồm long móng Aftogen Oleo O1 Campos với doanh số hàng năm trên 30 triệu liều chiếm trên 90% thị phầm Việt Nam; vaccine viêm da nổi cục trâu, bò năm 2021, doanh số đạt gần 10 triệu liều chiếm trên 95% thị phần; vaccine H9N2 - vaccine tiên phong trong loại phòng bệnh đầu tiên tại Việt Nam và đến nay hầu hết các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm tiên dùng.

Ngoài ra, AMAVET còn lưu hành hàng trăm sản phẩm khác. "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra thị trường nhiều sản phẩm độc đáo và hiệu quả hơn nữa", ông Bách nói.

Theo ông Bách, từ một doanh nghiệp nhỏ bé, đến nay công ty đang hoạt động kinh doanh với 3 doanh nghiệp là AMAVET, AMA PROVET, AMAFARM với đội ngũ nhân viên gần 200 người và đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trong thời gian tới.

"Chúng tôi tin tưởng rằng mình sẽ luôn là nhà tiên phong trong việc khai thác các sản phẩm mới trên thế giới về Việt Nam nhằm mang lại lợi ích tôi ưu cho nhà chăn nuôi cũng như tạo cơ hội kinh doanh mới cho hệ thống phân phối.

15 năm xây dựng và phát triển. 15 năm kinh doanh trong lĩnh vực thuốc thú y phục vụ trong chăn nuôi, hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của người chăn nuôi luôn gặp phải đó là nhận thức và cập nhật sự thay đổi của mầm bệnh, cập nhật mới về thông tin về thuốc, vaccine mới trên thị trường gây ra các rủi ro trong quá trình chăn nuôi do sử dụng phải các sản phẩm kém hiệu quả, lỗi thời.

AMAVET ra mắt công ty CP Thú y AMAVAC và giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới - Ảnh 2.

Các đại biểu cắt băng khánh thành, ra mắt Công ty CP Thú y AMAVAC và giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới. Ảnh: Nguyễn Chương

Là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thú y, AMAVET luôn đi đầu trong đổi mới và đồng thời với tôn chỉ "Luôn thay đổi để phù hợp với tình hình mới và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng". Minh chứng là trong thời gian qua, công ty đã đưa về Việt Nam các sản phẩm mới như vaccine lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu bò, vaccine H9N2...

"Đến nay các sản phẩm này đã đóng góp một vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam và gián tiếp mang lại lợi ích to lớn cho người chăn nuôi trong nước", Giám đốc Công ty AMAVET khẳng định.

Bệnh dịch cúm gia cầm đã xâm nhập vào Việt Nam từ năm 2013 và đỉnh dịch là năm 2015 gây ra nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi nói riêng làm ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người nông dân. Mặc dù bệnh dịch này đã nhiều vaccine phòng bệnh và Chính phủ đã có cả một chương trình quốc gia về phòng chống dịch cúm gia cầm.

Tuy nhiên, đến nay, bệnh dịch này vẫn xảy ra và thường xuyên trên hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh đó, diễn biến dịch như phức tạp hơn do sự xuất hiện của nhiều chủng gây bệnh mới như H5N6, H5N8, H9N2...

Thực tế, trong năm 2021, Việt Nam xuất hiên 117 ổ dịch trên 32 tỉnh thành của cả nước. Đặc biệt, việc xuất hiện chủng cúm mới H5N8, càng làm cho công tác phòng chống bệnh dịch phức tạp hơn. Theo thống kê, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước xuất hiện 22 ổ dịch trên 13 tỉnh thành.

"Đây có thể chỉ là phần nhỏ, còn nhiều ổ dịch chưa được công bố", ông Bách nói và cho biết, một câu hỏi đặt ra: Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chủ quản như vậy, hàng năm Chính phủ chích ngân sách tiêm phòng miễn phí cho người dân, tại sao dịch vẫn xảy ra? Liệu các loại vaccine hiện nay có còn phù hợp với tình hình này hay không?

"Tôi cho rằng, có thể một bộ phận người dân vẫn lơ là trong công tác tiêm phòng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các trang trại, công ty chăn nuôi thực hiện quy trình tiêm phòng cẩn thận nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra. Điều đó lại đặt ra thêm, liệu việc sử dụng các loại vaccine cúm gia cầm đang lưu hành có bảo hộ được các chủng gây bệnh không? tỷ lệ bảo hộ là bao nhiêu đối với mỗi chủng gây bệnh?", ông Bách nêu vấn đề.

Theo ông Bách, sau thời gian dài khảo sát, đánh giá tình hình thị trường và tìm hiểu thông tin đặc tính kỹ thuật và dịch tễ, tính tương đồng của vaccine với các chủng gây bệnh. Chúng tôi nhận thấy Trung Quốc là quốc gia xuất hiện dịch cúm gia cầm đầu tiên trên thế giới, đây là quốc gia có trên 1.000km đường biên với Việt Nam, việc giao thương buôn bán động vật, sản phẩm động vật... nên từ xưa đến nay phía nước bạn có bệnh dịch gì thì Việt Nam cũng có bệnh dịch đó trong tương lai. Kể cả các bệnh dịch trên người như đại dịch Covid-19; dịch tả lợn châu Phi trên lợn; dịch cúm gia cầm...

Hoàn thiện hệ thống sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn

Chính vì lý do trên mà vaccine phòng bệnh của Trung Quốc, nhất là vaccine cúm gia cầm sẽ rất phù hợp, hiệu quả với tình hình dịch tễ của Việt Nam. Trong thời gian qua, Trung Quốc cũng liên tục nghiên cứu và sản xuất ra nhiều sản phẩm vaccine cúm gia cầm mới phù hợp với thực tế, đồng thời cũng từ bỏ, cấm lưu hành sản phẩm vaccine cũ, bảo hộ kém.

AMAVET ra mắt công ty CP Thú y AMAVAC và giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới - Ảnh 3.

Ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Công ty AMAVAC chia sẻ tại buổi lễ ngày 13/8. Ảnh: Nguyễn Chương

"Chính vì thế, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của vaccine cúm gia cầm, chúng tôi đã lựa chọn đối tác là nhà sản xuất Trung Quốc. Qua thực địa tiêm phòng, kiểm tra hiệu giá kháng thể trên nhiều công ty chăn nuôi và trang trại tại Việt Nam đã cho những kết quả tốt nhất hơn tất cả các loại vaccine đang lưu hành. Đặc biệt, loại vaccine mới này có tính bảo hộ rộng với các chủng đang gây bệnh tại Việt Nam hiện nay", ông Bách nhấn mạnh.

Theo ông Bách, nhằm mục đích đưa công ty phát triển hơn và ngày càng có nhiều đối tác, đại lý kết hợp cùng kinh doanh với đơn vị, AMAVET quyết định thành lập Công ty cổ phần Thú y AMAVAC có trụ sở tại lô CN 06-06 khu công nghiệp Ninh Hiệp, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Bước đầu, AMAVAC sẽ phân phối các sản phẩm vaccine cúm gia cầm có độc lực cao, độc lực thấp cùng các sản phẩm vaccine cho heo và thuốc thú y.

"Chúng tôi quyết tâm đến năm 2023, AMAVAC sẽ cơ bản xây dựng, hoàn thiện được hệ thống sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn", ông Bách nói.

AMAVET ra mắt công ty CP Thú y AMAVAC và giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới - Ảnh 4.

Ngày 13/8, Công ty AMAVAC giới thiệu sản phẩm vaccine cúm gia cầm thế hệ mới.

Thông tin thêm về kết quả định hượng kháng thể cúm gia cầm sau khi tiêm vaccine thệ hệ mới H5-CBM thực địa, ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Công ty CP Thú y AMAVAC cho hay: Sau khi trải qua đầy đủ quy trình nhập khẩu, xét nghiệm, phân tích khảo nghiệm và công cường độc theo Luật Thú y và các quy định hiện hành, kết quả cho thấy, các lô gà tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5-CBM  do công ty nhập khẩu về đều có hiệu lực bảo hộ cao, chống lại được các nhánh virus cúm gia cầm như: H5N8 clade 2.3.4.4b; H5N6 clade 2.3.4.4h1; H5N6 clade 2.3.4.4h2; H5N6 clade 2.3.4.4h3; H5N1 clade 2.3.2.1c.

Đơn cử như tại trang trại tư nhân ở Văn Giang (Hưng Yên) sau khi tiêm vaccine đối với chủng H5N1, H5N6,H5N8 đều dương tính 100% nhưng phần trăm bảo hộ đều đạt 100%, như vậy tất cả đều được bảo hộ; trại gà của anh Đôn Tráng ở Quốc Oai (Hà Nội) cũng tương tự, sau khi tiêm xong cũng bảo hộ 100% đối với H5N1, H5N6, H5N8...

Tại Thái Nguyên, AMAVAC cũng kết hợp với Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản Thái Nguyên để làm tại hộ chăn nuôi tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Theo đó, công ty đưa lên và trại cũng dùng thêm đối chứng loại vaccine cũ, phía Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản tỉnh thực hiện giám sát. Kết quả cho thấy, khi sử dụng vaccine H5-CBM, phần trăm dương tính với H5N1 đạt 98%, 100% với H5N6, 100% với H5N8. Bên đối chứng vaccine khác đạt 68% với H5N1, 0% với H5N6, 10% với H5N8.

"Để có kết quả cao như trên là do công ty chọn được loại vaccine thế hệ mới. Thứ nhất lựa chọn vaccine chỉ cần 1 mũi tiêm có thể được cả 3 nhánh gồm H5N1, H5N6, H5N8. Thứ 2 là khi lựa chọn vaccine, kháng nguyên trong vaccine và chủng virus đang lưu hành thực địa tại Việt Nam nó phải tương đồng nhau", ông Lợi khẳng định.

PGS.TS Nguyễn Văn Giáp - Bộ môn Vi sinh vật - truyền nhiễm, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cho hay: Trong vaccine cúm H5-CBM có tích hợp 2 chủng kháng nguyên là D7 và rD8 là loại vaccine độc lực cao mới nhất phù hợp với cúm A/H5 nhánh 2321c, vaccine rD8 phù hợp với cúm A/H5 nhánh 2344h.

Chính vì vậy, vaccine D7 và rD8, chỉ cần tiêm 1 mũi cho phép bảo hộ cùng lúc 2 nhánh virus cúm H5 lưu hành phổ biến nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây: 2312c phòng được bệnh cúm do chủng H5N1, 2344h phòng được bệnh cúm do chủng H5N6 và H5N8.

Trần Quang - Nguyễn Chương