Làm việc với Học viện Nông nghiệp Việt Nam về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung đã "đặt hàng" Học viện các nhiệm vụ khoa học mà Học viện đang có thế mạnh.
Thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tích cực đặt hàng nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi trong nước đạt chuẩn quốc tế. Đây là giải pháp then chốt, góp phần bảo vệ ngành chăn nuôi nước nhà.
Đó là ý kiến của ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) trong việc đưa vaccine Dịch tả lợn châu Phi vào sử dụng, nhất là trong bối cảnh virus Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện những biến chủng mới.
"Người chăn nuôi không sợ chi phí, không ngại tiêm phòng. Chúng tôi chỉ cần một điều, niềm tin vào hiệu quả của vaccine dịch tả lợn châu Phi," đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thắng, đại diện Hợp tác xã Chăn nuôi Hòa Mỹ (Hà Nội) tại Tọa đàm "Vaccine dịch tả lợn châu Phi – Làm gì để nông dân tin tưởng sử dụng?"
Ông Vũ Đăng Đồng, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán thú y (Tập đoàn Dabaco) đánh giá: Tuyến bài điều tra của Báo điện tử Dân Việt phản ánh: Nỗi lo chất lượng vaccine dịch tả lợn châu Phi, chúng tôi thấy rất đúng thực tế. Hiện, nhiều người nuôi lợn còn e ngại dùng vaccine mới vì chưa thực sự tin tưởng, bà con vẫn trông chờ vào phản ứng của các doanh nghiệp lớn.
Tọa đàm “VACCINE DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI: LÀM GÌ ĐỂ NÔNG DÂN TIN TƯỞNG, SỬ DỤNG?” do báo NTNN/Dân Việt tổ chức sáng 19/6 khuyến nghị các giải pháp để người dân tin tưởng sử dụng vaccine trong phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi trong bối cảnh virus liên tục xuất hiện các biến chủng mới.
Nhằm đánh giá công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi trong thời gian qua, hiệu quả của vaccine Dịch tả lợn châu Phi trong công tác phòng chống dịch bệnh cũng như khuyến nghị các giải pháp để người dân sử dụng vaccine trong phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi, Báo NTNN/Dân Việt tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Làm gì để nông dân tin tưởng, sử dụng".
Tọa đàm trực tuyến “Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Làm gì để nông dân tin tưởng, sử dụng?” do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức sẽ được diễn ra vào hôm nay, 19/6.
Dù vaccine dịch tả lợn châu Phi DACOVAC-ASF2 đã được cấp phép lưu hành thương mại nhưng đến nay Tập đoàn Dabaco mới chỉ áp dụng tiêm phòng cho đàn lợn trong hệ thống trang trại của mình, chưa bán ra ngoài. Trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Tập đoàn DABACO Việt Nam khẳng định: Do giá bán vaccine của Dabaco quá cao nên nông dân chưa mua tiêm phòng.
Indonesia đã trở thành quốc gia thứ ba, sau Việt Nam và Philippines, chính thức cho phép lưu hành vaccine Dịch tả lợn châu Phi do doanh nghiệp của Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công, mở ra tiềm năng xuất khẩu vaccine thú y của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, Báo điện tử Dân Việt đã phản ánh những lát cắt rất đúng về khó khăn, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn. Đồng thời cho rằng, không có vaccine nào có thể bảo hộ 100%.
Dù mới chỉ được cấp phép tiêm phòng vaccine bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) cho lợn từ 4 tuần tuổi trở lên; không tiêm cho lợn hậu bị, lợn nái, đực giống. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, PV Dân Việt được biết, nhân viên thị trường của Công ty CP Thuốc Thú y Trung ương (NAVETCO) vẫn vô tư hướng dẫn người nuôi lợn tiêm phòng loại vaccine này cho lợn nái.
TS.Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển vaccine thú y, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam vừa được vinh danh với Giải thưởng Bảo Sơn lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường cho công trình “Nghiên cứu và sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE”.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã: DBC) vừa công bố doanh thu quý I/2025 ước đạt 5.107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 508 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ 2024 và đạt 50,4% kế hoạch cả năm. Dabaco ghi nhận tăng trưởng mạnh nhờ lĩnh vực chăn nuôi lợn và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đáng chú ý, bất động sản không còn là yếu tố duy nhất khiến doanh thu, lợi nhuận của Dabaco tăng trưởng.