dd/mm/yyyy

Những món ăn vặt gợi nhớ Hà Nội xưa khi mùa thu về

Ở Hà Nội xưa, nhất là những con phố buôn bán sầm uất, người ta có thói quen ăn quà từ sáng đến tối. Mỗi độ cuối thu, biết bao thức quà ngon xuất hiện, gợi nhớ ký ức thân thương.
Đối với mỗi người dân Hà Nội, bánh đúc trở thành một mảng ghép ký ức khó phai mờ. Những đứa trẻ thời ấy, ai cũng ít nhất cũng phải có một lần mong ngóng bà hay mẹ đi chợ về mua cho những món quà vặt, nhất là bánh đúc. Đối với dân Kẻ Chợ, bánh đúc là thức quà tiện lợi trong những ngày bận rộn ngược xuôi. Ảnh: Hoàng Nhi.

Đối với mỗi người dân Hà Nội, bánh đúc trở thành một mảng ghép ký ức khó phai mờ. Những đứa trẻ thời ấy, ai cũng ít nhất cũng phải có một lần mong ngóng bà hay mẹ đi chợ về mua cho những món quà vặt, nhất là bánh đúc. Đối với dân Kẻ Chợ, bánh đúc là thức quà tiện lợi trong những ngày bận rộn ngược xuôi. Ảnh: Hoàng Nhi.

 Bánh gio: Bánh gio hay còn gọi là bánh tro thường được bán ở những gánh hàng rong trên khắp các con phố Hà Nội. Người ta thường dùng tro của lá cây để làm nên hương vị đặc trưng của bánh. Ảnh: Vũ Minh Công.

Bánh gio: Bánh gio hay còn gọi là bánh tro thường được bán ở những gánh hàng rong trên khắp các con phố Hà Nội. Người ta thường dùng tro của lá cây để làm nên hương vị đặc trưng của bánh. Ảnh: Vũ Minh Công.

 Bánh đúc: Bánh đúc là món ăn dân dã. Trước đây, món ăn này chỉ dành cho dân nghèo. Nhờ sự tiện lợi và hương vị thanh thanh, thơm thảo của bột gạo, bánh đúc dần trở thành món ăn phổ biến. Ảnh: Hoàng Nhi.

Bánh đúc: Bánh đúc là món ăn dân dã. Trước đây, món ăn này chỉ dành cho dân nghèo. Nhờ sự tiện lợi và hương vị thanh thanh, thơm thảo của bột gạo, bánh đúc dần trở thành món ăn phổ biến. Ảnh: Hoàng Nhi.

 Bánh đa kê: Có lẽ ít có loại bánh nào chứa đựng cả văn hóa và ký ức của một thời như bánh đa kê. Bánh đa kê giờ không còn giá 2.000 - 3.000 đồng một cái như nhiều năm trước đây nhưng hương vị thì có lẽ vẫn không lẫn đi đâu được. Hạt kê được nấu vàng ươm phết lên miếng bánh đa nướng giòn rụm ăn kèm với dừa nạo thơm lừng. Bánh đa kê phải ăn lúc vừa làm xong vì để lâu bánh sẽ ỉu. Ảnh: Nam Giang.

Bánh đa kê: Có lẽ ít có loại bánh nào chứa đựng cả văn hóa và ký ức của một thời như bánh đa kê. Bánh đa kê giờ không còn giá 2.000 - 3.000 đồng một cái như nhiều năm trước đây nhưng hương vị thì có lẽ vẫn không lẫn đi đâu được. Hạt kê được nấu vàng ươm phết lên miếng bánh đa nướng giòn rụm ăn kèm với dừa nạo thơm lừng. Bánh đa kê phải ăn lúc vừa làm xong vì để lâu bánh sẽ ỉu. Ảnh: Nam Giang.

Bánh giầy: Bánh giầy trước đây thường phổ biến vào mỗi dịp Tết. Đặc biệt, mỗi khi gia đình sum họp là lúc các bà, các mẹ làm loại bánh này để cùng thưởng thức. Bánh giầy trong tiềm thức của mỗi người luôn gắn liền với gia đình, với sự đầm ấm. Ảnh: Thái Lê.

Bánh giầy: Bánh giầy trước đây thường phổ biến vào mỗi dịp Tết. Đặc biệt, mỗi khi gia đình sum họp là lúc các bà, các mẹ làm loại bánh này để cùng thưởng thức. Bánh giầy trong tiềm thức của mỗi người luôn gắn liền với gia đình, với sự đầm ấm. Ảnh: Thái Lê.

 Dần dần, bánh giầy trở thành món ăn phổ biến, nhất là trong bữa sáng của người dân thủ đô. Bánh giầy và giò lụa trở thành một cặp ăn ý - lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng hay xế chiều. Ảnh: Thắm Đỗ.

Dần dần, bánh giầy trở thành món ăn phổ biến, nhất là trong bữa sáng của người dân thủ đô. Bánh giầy và giò lụa trở thành một cặp ăn ý - lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng hay xế chiều. Ảnh: Thắm Đỗ.

Trong quãng tuổi thơ của mỗi người đều có sự hiện diện của nhiều thức quà giản dị, đơn sơ nhưng khó phai nhòa. Bánh gio là một loại bánh như thế. Mỗi độ đông sang là lúc chúng ta háo hức ngồi bên nhau, sì sụp ăn những bát bánh gio chan đầy mật mía béo ngậy. Ảnh: Linh Phong.

Trong quãng tuổi thơ của mỗi người đều có sự hiện diện của nhiều thức quà giản dị, đơn sơ nhưng khó phai nhòa. Bánh gio là một loại bánh như thế. Mỗi độ đông sang là lúc chúng ta háo hức ngồi bên nhau, sì sụp ăn những bát bánh gio chan đầy mật mía béo ngậy. Ảnh: Linh Phong.

Khi bạn cắn miếng bánh gio vào miệng bao giờ cũng cảm nhận được hương vị mát đầu tiên, rồi đến vị ngọt của mật mía quyện cùng vị dẻo của gạo nếp, lẩn khuất trong miệng có cả mùi nồng nồng của nước vôi, mùi hăng của lá chít. Ảnh: Linh Phong.

Khi bạn cắn miếng bánh gio vào miệng bao giờ cũng cảm nhận được hương vị mát đầu tiên, rồi đến vị ngọt của mật mía quyện cùng vị dẻo của gạo nếp, lẩn khuất trong miệng có cả mùi nồng nồng của nước vôi, mùi hăng của lá chít. Ảnh: Linh Phong.

Bánh gai, bánh gấc: Bánh gai, bánh gấc là thứ bánh có mặt ở mọi miền quê. Đối với người dân thủ đô cũng vậy, bánh gai, bánh gấc xuất hiện trong mọi gia đình, trong mọi căn bếp của bất cứ bà mẹ nào. Mỗi khi những đứa con trở về quây quần bên mẹ, mỗi khi có khách đến nhà hay là món quà gửi đi xa, bánh gai, bánh gấc luôn hiện diện trong những dịp quan trọng của các gia đình Hà Nội xưa. Ảnh: Hồng Anh.

Bánh gai, bánh gấc: Bánh gai, bánh gấc là thứ bánh có mặt ở mọi miền quê. Đối với người dân thủ đô cũng vậy, bánh gai, bánh gấc xuất hiện trong mọi gia đình, trong mọi căn bếp của bất cứ bà mẹ nào. Mỗi khi những đứa con trở về quây quần bên mẹ, mỗi khi có khách đến nhà hay là món quà gửi đi xa, bánh gai, bánh gấc luôn hiện diện trong những dịp quan trọng của các gia đình Hà Nội xưa. Ảnh: Hồng Anh.

Ngày nay, bánh gai có thêm nhiều hương vị: gấc, mít, lá dong, cốm,... và được bày bán trong các siêu thị của Hà Nội. Với vẻ bắt mắt, hình thức nhỏ xinh, những chiếc bánh này đích thị là một vé trở về tuổi thơ cho bất cứ ai muốn sống trong hoài niệm. Ảnh: Phương Hải.

Ngày nay, bánh gai có thêm nhiều hương vị: gấc, mít, lá dong, cốm,... và được bày bán trong các siêu thị của Hà Nội. Với vẻ bắt mắt, hình thức nhỏ xinh, những chiếc bánh này đích thị là một vé trở về tuổi thơ cho bất cứ ai muốn sống trong hoài niệm. Ảnh: Phương Hải.

Bánh cốm: Bỏ quên bánh cốm khi nhắc đến những thức quà Hà Nội quả là một thiếu sót lớn. Xưa nay, Làng Vòng nổi tiếng về cốm tươi, nhưng nếu nhắc đến bánh cốm phải nhắc đến Hàng Than. Bánh cốm Hà Nội khác hẳn so với bánh cốm ở các nơi khác ở mùi vị, hương thơm và dư vị đọng lại sau khi thưởng thức. Từ một thức quà dân dã, bánh cốm dần đã trở thành một lễ vật không thể thiếu trong dịp cưới hỏi của người dân Kinh Kỳ. Ảnh: Giang Giang.

Bánh cốm: Bỏ quên bánh cốm khi nhắc đến những thức quà Hà Nội quả là một thiếu sót lớn. Xưa nay, Làng Vòng nổi tiếng về cốm tươi, nhưng nếu nhắc đến bánh cốm phải nhắc đến Hàng Than. Bánh cốm Hà Nội khác hẳn so với bánh cốm ở các nơi khác ở mùi vị, hương thơm và dư vị đọng lại sau khi thưởng thức. Từ một thức quà dân dã, bánh cốm dần đã trở thành một lễ vật không thể thiếu trong dịp cưới hỏi của người dân Kinh Kỳ. Ảnh: Giang Giang.

Bánh rợm: Bánh rợm hay còn gọi là bánh nếp được coi là thứ bánh của ngày mùa. Mỗi khi lúa chín, những hạt gạo nếp đầu tiên thơm thảo vị đồng quê sẽ được làm thành chiếc bánh rợm thơm ngậy. Bột bánh được nhào nhuyễn, bọc ngoài nhân đỗ xanh, rồi gói trong lớp lá dong thơm dịu. Ảnh: Thảo Khan.

Bánh rợm: Bánh rợm hay còn gọi là bánh nếp được coi là thứ bánh của ngày mùa. Mỗi khi lúa chín, những hạt gạo nếp đầu tiên thơm thảo vị đồng quê sẽ được làm thành chiếc bánh rợm thơm ngậy. Bột bánh được nhào nhuyễn, bọc ngoài nhân đỗ xanh, rồi gói trong lớp lá dong thơm dịu. Ảnh: Thảo Khan.

 Bánh rán lúc lắc: Bánh rán lúc lắc là món ăn ưa thích của bất kể đứa trẻ nào. Từ xưa đến nay, bánh rán lúc lắc luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mỗi buổi quà chiều. Giá một chiếc bánh chỉ khoảng 1.000 - 2.000 đồng, nên dẫu có

Bánh rán lúc lắc: Bánh rán lúc lắc là món ăn ưa thích của bất kể đứa trẻ nào. Từ xưa đến nay, bánh rán lúc lắc luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mỗi buổi quà chiều. Giá một chiếc bánh chỉ khoảng 1.000 - 2.000 đồng, nên dẫu có "cháy túi", bạn vẫn có thể ăn no món này. Ảnh: Hoàng Nhi.

Bún ốc nguội: Người Hà Nội thích ăn bún ốc nên có thể ăn bất cứ mùa nào. Mùa đông thì ốc nóng, mùa hè, thu lại tìm đến ốc nguội. Giữa hàng loạt loại bún: bún bò, bún ngan, bún giò,.... bún ốc nguội luôn mang một nét giản dị và thanh lịch riêng. Ảnh: Phương Thảo.

Bún ốc nguội: Người Hà Nội thích ăn bún ốc nên có thể ăn bất cứ mùa nào. Mùa đông thì ốc nóng, mùa hè, thu lại tìm đến ốc nguội. Giữa hàng loạt loại bún: bún bò, bún ngan, bún giò,.... bún ốc nguội luôn mang một nét giản dị và thanh lịch riêng. Ảnh: Phương Thảo.

Chí mà phù: Chí mà phù không phải món ăn xa lạ của người dân thủ đô. Khi thu sang, đông tới, nhiều người có thói quen ngồi bên nhau ăn bát chè vừng đen, bánh trôi tàu, lê la bao câu chuyện buồn vui của cuộc sống. Trong kí ức của nhiều người, chí mà phù là món ăn luôn được các bà, các mẹ nấu cho cả nhà khi đông sang. Ngày nay, để tìm được những nơi bán chè vừng đen ngon chính hiệu không phải là dễ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đến Hàng Cân, Hàng Bạc, Nguyễn Khuyến,... để tìm lại cho mình dư vị của tuổi thơ. Ảnh: Linh Trang.

Chí mà phù: Chí mà phù không phải món ăn xa lạ của người dân thủ đô. Khi thu sang, đông tới, nhiều người có thói quen ngồi bên nhau ăn bát chè vừng đen, bánh trôi tàu, lê la bao câu chuyện buồn vui của cuộc sống. Trong kí ức của nhiều người, chí mà phù là món ăn luôn được các bà, các mẹ nấu cho cả nhà khi đông sang. Ngày nay, để tìm được những nơi bán chè vừng đen ngon chính hiệu không phải là dễ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đến Hàng Cân, Hàng Bạc, Nguyễn Khuyến,... để tìm lại cho mình dư vị của tuổi thơ. Ảnh: Linh Trang.

 Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố vốn đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Người bán bánh đa kê chẳng cần nhiều đồ nghề. Túi bánh đa đã nướng giòn treo lủng lẳng ở đầu ghi đông, nồi kê được chằng dây cho chắc ở yên sau, thêm chiếc âu nhựa đựng đỗ xanh đã đồ chín cùng chai đường kính là có thể rong ruổi khắp phố phường.  Ảnh: Văn Dee.

Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố vốn đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Người bán bánh đa kê chẳng cần nhiều đồ nghề. Túi bánh đa đã nướng giòn treo lủng lẳng ở đầu ghi đông, nồi kê được chằng dây cho chắc ở yên sau, thêm chiếc âu nhựa đựng đỗ xanh đã đồ chín cùng chai đường kính là có thể rong ruổi khắp phố phường. Ảnh: Văn Dee.

Linh Giang