Quả gấc có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, dạng cây leo được trồng khá nhiều ở Việt Nam.
Quả có hình tròn, gai nhỏ, đường kính khoảng 10-12cm, nặng từ 600 - 2.500g, có đầu nhọn và cuống cứng, bên trong quả là cùi và hạt lớn.
Gấc được mệnh danh là loại quả đến từ thiên đường bởi rất giàu các hoạt chất: lycopene, beta carotene, vitamin E và các chất béo thực vật. Bởi vậy gấc có tác dụng hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da, tốt cho sức khỏe mắt và tim mạch.
Khi còn non, quả gấc sẽ có màu xanh và dần chuyển sang màu đỏ cam đậm khi chín. Các hạt nâu được bao bọc bởi lớp màng đỏ đậm.
Ngoài ra, có thể chế biến nhiều món ăn, làm màu, góp phần làm đẹp và tăng kích thích vị giác đối với các món ăn.
Ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch
Trong gấc chứa nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa ung thư và làm chậm quá trình lây lan các tế bào ung thư.
Nhờ lượng chất chống oxy hóa cao, khi bổ sung nhiều loại quả này, ví dụ như ăn xôi gấc, bạn sẽ góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả hơn.
Ngừa thiếu máu và giảm cholesterol
Các món ăn từ gấc chứa nhiều sắt cũng như vitamin C và axít folic, do đó vô cùng có lợi trong việc chống lại bệnh thiếu máu.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả gấc:
Calorie: 70 Carb: 17,4g Chất béo: 0,3g Protein: 2,1g Canxi: 36mg Các vitamin và dưỡng chất khác: vitamin E, vitamin Q, vitamin C, lycopene, beta-carotene, sắt…
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g gạo nếp nấu chín:
Calorie: 150 Carb: 34g Chất béo: 0.3g Protein: 3g.
Cải thiện thị lực
Ăn các món chế biến từ gấc có thể giúp bạn bổ sung nhiều vitamin và beta-carotene cùng nhiều chất các có lợi trong việc tăng cường thị lực.
Những dưỡng chất này giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và nhiều bệnh lý về thị lực khác.
Gấc còn được khuyến khích cho những người có mức cholesterol cao hơn bình thường cũng như những ai có tiền sử bị cholesterol cao trong gia đình.
Nếu sử dụng hàng tuần, loại trái cây này sẽ giúp làm giảm cholesterol và duy trì mức lành mạnh.
Hạn chế bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Khi bị trầm cảm, bạn sẽ thường thấy buồn, tuyệt vọng, nghi vấn về giác trị của mình và thường muốn tìm lối thoát. Rất nhiều người trên thế giới đang gặp phải vấn đề này.
Nếu ăn quả gấc thường xuyên, bạn sẽ được cung cấp selen cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác, góp phần tăng cường sức khỏe hệ thần kinh và chống lại bệnh trầm cảm.
Làm chậm quá trình lão hóa
Quả gấc, nguyên liệu tuyệt vời của món xôi gấc không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn có công dụng làm đẹp.
Lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất trong gấc giúp làm chậm quá trình lão hóa, cũng như giảm căng thẳng.
Bạn có thể duy trì vẻ tươi trẻ cho làn da, xây dựng lại cấu trúc collagen và ngăn ngừa vết nhăn xuất hiện khi sử dụng gấc thường xuyên.
Hỗ trợ điều trị bệnh tuyến tiền liệt
Chiết xuất từ gấc thường được dùng nhiều trong các phương pháp điều trị u xơ tiền liệt tuyết. Phần màng bọc xung quanh hạt có chứa lượng lycopene cao gấp 70 lần so với khẩu phần cà chua tương ứng, do đó đặc biệt có hiệu quả trong việc cải thiện các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.
Món xôi gấc đã không còn xa lạ trong ẩm thực Việt. Nhưng ngoài sắc đỏ ấn tượng, món xôi từ quả gấc này còn có nhiều lợi ích sức khỏe nữa đấy!
Xôi gấc thường là món xôi ngọt được dùng cho bữa sáng hoặc các buổi lễ, tiệc, đặc biệt là những dịp lễ lớn của mỗi gia đình như đám hỏi, đám cưới.
Nhiều người chỉ nghĩ món xôi sẽ gây béo mà không hề chú ý đến “nhân vật chính” của món ăn này - quả gấc thật sự đem lại nhiều dinh dưỡng và giá trị bất ngờ cho sức khỏe.
Cách nấu một số món từ gấc đơn giản mà ngon
Xôi gấc
Nguyên liệu
340g bột gấc hoặc 1 – 2 quả gấc tươi
2 – 3 thìa canh dầu ô liu hoặc dầu dừa
1 thìa cà phê muối
1/4 chén đường nâu (tùy chọn)
2 chén nước dừa 15ml rượu trắng
Nguyên liệu ăn kèm xôi gấc (tùy chọn 1 loại):
Chả lụa
Dừa tươi bào
Đậu xanh nghiền
Nước cốt dừa
Cách nấu
Vo sạch và ngâm gạo nếp khoảng 5 – 6 tiếng trong nước mát hoặc 2 – 3 tiếng trong nước ấm. Để ráo nước rồi trộn đều với muối và một chút dầu ăn.
Cắt đôi quả gấc, dùng dao lóc hoặc thìa cạo lấy phần màng đỏ quanh hạt và trộn đều với rượu.
Cho gấc vào phần gạo nếp, đảo cho gạo thấm đều màu, để yên trong khoảng 10 phút. Trong quá trình này, đun sôi một lượng nước trong nồi áp suất hoặc ½ nồi hấp.
Cho hỗn hợp nếp trộn gấc vào xửng hấp, có thể lót lát chuối bên trên lớp xửng. Dàn đều gạo, hạ lửa vừa, đậy nắp và hấp khoảng 10 – 15 phút.
Tiếp theo, dùng đũa gỗ khuấy đều và cho lớp xôi ở dưới đảo lên. Đậy nắp và nấu thêm trong 20 phút. Hòa nước dừa với đường (tăng giảm lượng đường tùy ý theo độ ngọt bạn muốn).
Trộn nước dừa vào từng phần xôi để đảm bảo thấm đều toàn bộ. Đậy nắp và nấu trong 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Nếu muốn tạo hình cho xôi gấc, bạn có thể để xôi nguội trong khoảng 10 – 15 phút rồi thoa một chút dầu lên khuôn.
Múc xôi vào và nhấn mạnh để định hình xôi gấc. Ăn kèm xôi gấc với chả, thịt nguội, dừa bào vụn hoặc nước cốt dừa tùy theo bạn muốn ăn mặn hay ăn ngọt.
Bảo quản xôi gấc đúng cách
Sau khi nấu xôi gấc thành công, bạn có thể để xôi trong nồi, bảo quản ở nhiệt độ phòng và ăn trong ngày.
Nếu muốn giữ xôi ngon lâu hơn, hãy chia nhỏ xôi thành những phần vừa phải, bọc màng thực phẩm hoặc cho vào hộp kín rồi bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể gỡ màng bọc, thêm một ít nước sôi rồi hông lại xôi bằng xửng hấp hoặc cho vào lò vi sóng hâm mềm trước khi ăn nhé!
Bánh gấc đậu xanh
Nguyên liệu:
Gấc 1 quả
Bột nếp 600 gr
Đậu xanh cà vỏ 200 gr
Dừa nạo sợi 100 gr
Mè trắng 50 gr
Vani 1 ống
Đường 200 gr
Muối 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 1 ít
Rượu trắng 1 muỗng cà phê
Lá chuối 1 ít
Cách làm:
Đầu tiên, bạn vo sạch đậu xanh rồi ngâm mềm trong nước ấm từ 2 - 3 tiếng.
Tiếp theo, cắt đôi quả gấc và cho hạt gấc vào tô cùng 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê rượu trắng. Dùng tay bóp hỗn hợp đến khi thịt gấc tách hết ra khỏi hạt là được.
Đối với dừa tươi thì bạn dùng kéo cắt thành nhiều sợi nhỏ.
Cho vào tô mới 600gr bột nếp và phần hạt gấc vừa trộn được, dùng tay trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn. Sau đó, bạn nhặt bỏ các hạt gấc ra khỏi tô bột.
Tiếp theo, cho từ từ 200ml nước sôi vào tô bột và tiếp tục nhào đến khi bột tạo thành khối dẻo mịn. Sau đó, bạn đậy kín bột lại rồi tiến hành làm phần nhân.
Khi ngâm đậu xong, bạn chắt bỏ phần nước ngâm rồi cho đậu vào nồi. Tiếp theo, đổ vào thêm 1 ít nước sao cho vừa đủ ngập mặt đậu.
Kế đến, cho vào nồi đậu thêm 1 muỗng cà phê muối và nấu trên lửa vừa khoảng 15 - 20 phút đến khi đậu chín mềm. Tiếp theo, dùng đũa khuấy đậu liên tục đến khi đậu mềm nát hoặc bạn có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp, sau đó cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, dừa cắt sợi rồi xào khoảng 5 phút trên lửa vừa cho dừa săn lại.
Tiếp đến, bạn cho vào thêm đậu xanh tán nhuyễn, 200gr đường, 1 ống vani, trộn đều và sên trên lửa nhỏ cho nhân tạo thành khối dẻo, không còn dính chảo thì tắt bếp, để nguội.
Chia phần vỏ và nhân bánh làm 24 phần bằng nhau rồi vo tròn.
Tiếp theo, miết hơi dẹt phần vỏ bánh, cho nhân vào giữa và túm kín mép bột lại, vo tròn. Làm tương tự như vậy đến khi hết phần nguyên liệu còn lại.
Tiếp đến, đặt chiếc bánh này lên tấm lá chuối lớn và tiếp tục cuộn tròn theo chiều dọc. Sau đó, gấp 2 phần lá dư ở 2 bên xuống dưới đáy bánh.
Cuối cùng, xếp bánh vào xửng, đặt xửng lên 1 nồi nước sôi và hấp chín bánh trên lửa vừa từ 25 - 30 phút là chín.
Bánh khi hấp chín, bạn để nguội hoàn toàn là có thể thưởng thức được rồi.
Bò hầm gấc
Nguyên liệu:
Thịt bò bắp có gân: 500 gram
Gấc chín: 1 quả
Cà rốt: 1 củ
Khoai tây: 4 củ
Hành tây: 1 củ, gừng: 1 mẩu, 1 quả ớt bỏ hạt bằm nhỏ
Rượu vang đỏ, hoặc rượu trắng hoặc rượu ngâm táo mèo: 1 chén
Gia vị: tỏi, hạt nêm, hạt tiêu, ngũ vị hương, nước mắm
Cách làm:
Bước chọn nguyên liệu khá là quan trọng, các bạn nên chọn miếng thịt bò bắp, nhớ chọn phần thịt bò có lẫn chút gân.
Khi làm món sốt vang, bò và gân sẽ mềm rất là ngon và hợp. Thịt bò chọn loại thịt tươi ngon, mua về xát muối rửa sạch, dùng khăn sạch thấm khô thịt bò.
Tiếp đó, thái thịt bò thành những miếng con chì vừa ăn, không nên thái thịt bò mỏng quá sẽ khiến miếng thịt bị nát và không được ngọt. Sơ chế các nguyên liệu: gừng cạo vỏ, đập dập, bằm nhỏ.
Cà rốt khoai tây nạo sạch vỏ, rửa sạch rùi thái miếng vuông vừa ăn. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, bổ 6 theo chiều dọc. Gấc chín các bạn bổ đôi quả gấc, lấy phần ruột gấc ra và bỏ phần hạt gấc đi.
Để miếng thịt bò khi nấu sốt vang được đậm đà, mềm thơm thì cần ướp gia vị. Ướp thịt bò với gừng, tỏi băm, 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1,5 thìa cà phê ngũ vị hương, ớt bằm nhuyễn, 3 thìa cà phê rượu vang, 2 thìa cà phê hạt nêm và phần ruột gấc đã bỏ hạt.
Đeo bao tay vào, trộn và bóp đều các nguyên liệu trên để thịt bò được ngấm toàn bộ gia vị. Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín miệng bát và ướp ít nhất khoảng 1 giờ để miếng thịt bò được mềm đậm đà, chuẩn vị
Cho chảo lên bếp. Đợi chảo nóng thì cho vào trong chảo 2 thìa cà phê dầu ăn. Đợi dầu ăn nóng thì trút tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đó, các bạn trút phần thịt bò đã ướp gia vị đủ thời gian vào trong chảo, đảo đều trên lửa vừa khoảng 5 phút, thêm 1 tô nước vào, đun sôi nước rùi hạ lửa nhỏ liu riu để hầm mềm thịt bò.
Khi thịt bò đã chín, các bạn thêm khoai tây, hành tây, cà rốt vào hầm cùng. Trong quá trình hầm, nếu nước cạn mà thịt bò chưa đủ độ mềm thì các bạn châm thêm nước vào, đun sôi nước rùi hạ nhỏ lửa hầm tiếp để miếng thịt bò được hầm mềm như ý nhé.
Đến khi nước trong nồi còn sền sệt, nước sốt có màu đỏ sóng sánh, miếng thịt bò mềm chứ không bị dai, khoai tây ngậy, dậy lên hương thơm của các loại gia vị thì các bạn nếm thử, nếu thấy nhạt các bạn thêm chút hạt nêm cho vừa miệng.
Với món thịt bò sốt vang, mình thường nêm hơi đậm so với khẩu vị 1 chút khi ăn cùng cơm hay bánh mỳ sẽ rất vừa vặn.
Ngày cuối năm, còn chần chờ gì mà không trổ tài nấu một món từ gấc thật ngon, thật đẹp để cả gia đình cùng thưởng thức và hy vọng nhiều may mắn cho năm mới nhé!