Ai cũng nghĩ rau củ là thực phẩm tốt nhất cho đường huyết, thế nhưng 3 loại rau dưới đây lại khiến đường huyết tăng không kiểm soát. Đặc biệt 3 món này thường xuyên có mặt trong mâm cỗ ngày Tết.
1. Nộm rau củ
Ai cũng nghĩ rằng nộm rau củ là một món ăn tốt cho sức khỏe, vì rau rất giàu vitamin và nhiều khoáng chất, chất xơ tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, món nộm thường được trộn với các loại gia vị như đường, muối, mắm… tiêu thụ một lượng lớn không chỉ gây béo phì mà còn không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Dưa muối
Trong quá trình muối, vitamin trong cải cơ bản đã bị phá hủy hết, do đó còn lại rất ít dinh dưỡng.
Ngoài ra, dưa cải có hàm lượng muối cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là không có lợi trong việc kiểm soát đường huyết.
3. Các loại rau giàu tinh bột
Các loại rau giàu tinh bột như củ cải đường, cà rốt... có chứa lượng carbs cao hơn các loại rau khác. Và do đó, có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều so với các loại rau không chứa tinh bột.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế ăn các loại rau có tinh bột xuống còn nửa cốc mỗi ngày (64g).
Khi ăn nên kết hợp cùng với các loại thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh hoặc protein để giảm phản ứng đường huyết.
Người tiểu đường nên ăn uống thế nào?
Nguyên tắc chung để ổn định đường huyết là kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, phân bổ hợp lý các chất bột đường, chất béo, chất đạm... để tránh rối loạn trao đổi đường glucozer.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày nên là ngũ cốc nguyên hạt (hạt kê, gạo đen, yến mạch…), ngoài ra còn có rau và trái cây.
Các loại rau giúp hạ đường huyết bao gồm: Dưa leo, mướp đắng, súp lơ xanh, rau diếp cá... Cách chế biến rau tốt nhất là hấp và luộc.
Chú ý nguyên tắc chia nhỏ bữa ăn trong ngày và đảm bảo sự cân bằng giữa việc tiêu thụ hạt thô, hạt mịn trong khẩu phần ăn.
Người bệnh nên hạn chế dùng đồ ăn nhanh, dùng ít dầu mỡ trong các món ăn chế biến tại nhà, bởi nếu chất béo dễ làm tăng mỡ thừa trong cơ thể và tăng đường huyết.
Đi khám tiểu đường khi bị "ngứa"
Nếu như trước đây bệnh tiểu đường chỉ dành cho người cao tuổi, thì giờ đây giới trẻ có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.
- Lý do là bởi người trẻ có thói quen sinh hoạt ít vận động, cùng chế độ ăn dư thừa đường và chất béo.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đây là bệnh mãn tính chưa có cách điều trị dứt điểm, cần phải dùng thuốc dài lâu để giảm biến chứng.
Nếu đường huyết liên tục dao động, bệnh nhân có thể đối diện với nguy cơ mù lòa, suy thận, xuất huyết não, đột quỵ...
Hầu hết chúng ta không có thói quen đến bệnh viện để khám sức khỏe thường xuyên, do đó khi đường huyết máu cao lại không thể phát hiện kịp thời.
Vậy có cách nào để tự đoán biết lượng đường trong máu quá cao không? Câu trả lời là có.
Khi đường huyết tăng cao thì cơ thể sẽ có những biểu hiện bất thường, bạn nên lưu ý để điều chỉnh hợp lý.
Nếu cơ thể bị "ngứa" ở 2 nơi nghĩa là đường huyết đã vượt quá tiêu chuẩn.
1. Ngứa da
Cảm giác ngứa da có thể là do bạn bị thiếu nước hoặc không khí hanh khô. Nhưng bên cạnh đó, ngứa da cũng là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết trong cơ thể đã vượt quá tiêu chuẩn.
Khi lượng đường trong máu tăng, cơ thể dồn nước để làm loãng máu sau đó thải ra ngoài bằng nước tiểu. Điều đó khiến da bị khô, gây ngứa ngáy, khó chịu.
2. Ngứa tai
Khi lượng đường trong máu tăng cao, da dễ bị kích ứng, da tai tương đối mỏng cũng có thể gây ngứa bất thường, vì vậy cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh biến chứng.