dd/mm/yyyy

Hội thảo khoa học Chi bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực

Ngày 25/12, tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội thảo khoa học “Chi bộ nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực” với sự tham dự của đông đảo các giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học và thân nhân của các cựu tù chính trị tại nhà tù Sơn La.

Giá trị lịch sử nhà tù Sơn La

Nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã chịu muôn vàn lầm than, khổ cực. Nhà tù Sơn La đã trở thành địa ngục trần gian, là công cụ để thực dân Pháp dập tắt phong trào yêu nước của nhân dân ta. Nhưng các chiến sỹ cộng sản bị giam cầm nơi đây đã vượt lên gông cùm, xiềng xích của đế quốc, biến nhà tù thành trường học cộng sản, gây dựng cơ sở cách mạng, tuyên truyền giác ngộ cách mạng đối với quần chúng.

Hội thảo khoa học Chị bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực - Ảnh 1.

Hội thảo khoa học "Chị bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực".

Chi bộ Nhà tù Sơn La được thành lập tháng 12 năm 1939, là chi bộ đặc biệt được thành lập trong ngục tù của đế quốc, đến nay tròn 80 tuổi. Sự ra đời của Chi bộ Nhà tù Sơn La đã khẳng định vại trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Sơn La, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng tháng tám giành chính quyền ở Sơn La và góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của Điện Biên Phủ 1954 "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu".

Ngay khi thành lập, Chi bộ Nhà tù Sơn La đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giác ngộ cách mạng đối với quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng đối với đồng bào các dân tộc bên ngoài nhà tù, đấu tranh để tự giải thoát và lãnh đạo nhân dân các dân tộc Sơn La khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 thắng lợi. Thành quả của sự vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối cách mạng của Đảng vào địa phương miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí hạn chế.

Hội thảo khoa học Chị bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Tường Vân con gái của cựu tù chính trị Nguyễn Lương Bằng, phát biểu tại hội thảo.

Trong không khí đầy xúc động ôn lại truyền truyền thống lịch sử về những công lao to lớn của các cựu tù chính trị tại nhà tù Sơn La, bà Nguyễn Tường Vân, thân nhân của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, xúc động nói: Năm 1997, là lần đầu tiên tôi lên nhà tù Sơn La, tận mặt thấy khung cảnh nhà tù khi đó với tôi có thể nói rằng những gì tôi vấp ngã trong cuộc đời, những vướng mắc trong cuộc sống tôi, mà mình từng nghĩ đó là to lớn. Thì khi bước chân vào nhà tù, vào những khu hầm cấm cố, xung quanh quét toàn hắc ín, với những ô cửa rất nhỏ. Trong tôi sực đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao cụ Nguyễn Lương Bằng (đã mất) và các chiến sỹ cộng sản năm xưa lại bị giam cầm trong nhà tù thế này, mà chiến sỹ cộng sản vẫn giữ được ý trí, theo được lý tưởng, kiên định được mục tiêu, khi đó tôi thấy những gì mình va vấp chưa là gì cả. Trong cuộc sống gian khó vậy, mà các chiến sỹ vẫn giữ được bản lĩnh của mình thì đó quả là một bài học to lớn, một ý chí, mà chỉ có những con người cộng sản ở thời ấy mới có được. Ngày nay, cần được lưu giữ để giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, tình đoàn kết xây dựng quê hương…

Hội thảo khoa học Chị bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Đức Thiệp thân nhân của cựu tù chính trị Mai Vi.

Còn ông Nguyễn Đức Thiệp, thân nhân của đồng chí Mai Vi (hiện vẫn còn sống), chia sẻ: Có thể nói nhà tù Sơn La là nơi đã tạo nên các lãnh tụ cách mạng sau này, từ những tù nhân chính trị một thời rất khó khăn, gian khổ, vượt qua mọi thử thách, đặc biệt là sự tra tấn dã man của kẻ địch. Từ nhà tù này đã hình thành nên các phương pháp đấu tranh để thắng lợi địch, không những vậy còn hình thành nên các tổ chức sau này để tiếp tục đấu tranh cho cách mạng, giải phóng đất nước, hòa bình cho dân tộc. Có thể nói rằng đối với sự nghiệp của cụ Mai Vi nói riêng và các chiến sỹ cộng sản ở nhà tù Sơn La nói chung, đây là những con người có tinh thần thép, tận tụy cách mạng, có lý tưởng không bao giờ thay đổi trước những những sự cám dỗ, luôn tin tưởng vào Đảng, và sự nghiệp cách mạng và nhân dân. Là những bài học giá trị về lịch sử hào hùng dân tộc cần được giữ gìn, giáo dục cho thế hệ trẻ Sơn La hôm nay và mai sau, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước.  

Giữ gìn truyền thống lịch sử nhà tù Sơn La

Nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội thảo khoa học với tựa đề "Chi bộ Nhà tù Sơn La – giá trị lịch sử và hiện thực", với sự tham dự của đông đảo thân nhân các chiến sỹ cộng sản bị giam cầm tại nhà tù Sơn La năm xưa. Bổ sung thêm nhiều tư liệu quý báu vào hồ sơ về Khu dích tích Quốc gia đặc biệt nhà tù Sơn La. Góp phần giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ và những người Việt Nam yêu nước đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Hội thảo khoa học Chị bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực - Ảnh 4.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La và thân nhân của các cựu tù chính trị tham gia hội thảo.

Hội thảo được tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Chi bộ Nhà tù Sơn La (12/1939 – 12/2019), hướng tới 90 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/1020) và 125 năm ngày thành lập Sơn La (10/10/1895 – 10/10/2020). Đây là hội thảo có vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt. Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1930 – 1945. Khẳng định vai trò to lớn, những đóng góp của chi bộ Đảng nhà tù Sơn La đối với phong trào cách mạng và cuộc khởi nghĩa chính quyền tháng 8/1945 ở Sơn La. Nhằm tưởng nhớ, trị ân, tôn vinh công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ cộng sản bị giam cầm tại nhà tù Sơn La trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCH.

Hội thảo khoa học Chị bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực - Ảnh 5.

Thân nhân của các cựu tù chính trị nhà tù Sơn La tham gia hội thảo.

Với những quan điểm khách quan và tư liệu chính thống, hội thảo tập trung làm rõ các nội dung chủ yếu sau: Sự ra đời của Chi bộ Nhà tù Sơn La có ý nghĩa sâu sắc đối với phong trào đấu tranh cách mạng Sơn La, trong việc thực hiện vai trò lãnh đao, tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, tiền đề để Sơn La tiến hành cách mạng tháng 8, là nơi rèn luyện, đào tạo, cung cấp cán bộ cho phong trào đấu tranh trên nhiều địa phương ở miền Bắc.

Chi bộ Nhà tù Sơn La có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là tiền thân của Đảng bộ tỉnh Sơn La; chi bộ nhà tù ra đời trong điều kiện đấu tranh khắc nghiệt, tư liệu còn lại không nhiều, các nhân chứng lịch sự là cựu tù chính trị nhà tù Sơn La không còn nữa; chi bộ nhà tù Sơn La có vị trí, vai trò to lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc và ngay nay đang phát huy tác dụng trong giáo dục truyền thống, trong công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Hội thảo khoa học Chị bộ Nhà tù Sơn La, giá trị và hiện thực - Ảnh 6.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La và nhân nhân các cựu tù chính trị dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ Nhà tù Sơn La.

Thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Đắc Quỳnh, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Sơn La, đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến các thân nhân cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La, các nhà khoa học, các đại biểu đã góp phần làm sáng tỏ thêm sự hình thành, đấu tranh, trưởng thành, những đóng góp to lớn của Chi bộ Nhà tù với phong trào cách mạng ở Sơn La nói riêng, trong cả nước nói chung.

Ông Quỳnh nhấn mạnh: Hội thảo được tổ chức có ý nghĩa đặc biệt, là dịp Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La bày tỏ tri ân sâu sắc, tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của các chiến sỹ cộng sản, những quần chúng yêu nước bị giam cầm tại Nhà tù Sơn La. Từ kết quả của Hội thảo lần này, Ban tổ chức sẽ bổ sung thêm nhiều tư liệu quý báu vào hồ sơ về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ những nội dung Hội thảo đặt ra, phát huy những giá trị có ý nghĩa lịch sử của Nhà tù Sơn La đối với công tác xây dựng Đảng bộ hiện nay trong sạch, vững mạnh, trong xây dựng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên của Đảng bộ ngang tầm với yêu cầu của thời kỳ mới

Quốc Định