dd/mm/yyyy

Hình ảnh người dân Ninh Bình cả đêm lo chạy nông, thuỷ sản tránh bão số 2

Do ảnh hưởng của bão số 2, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, chính quyền cùng nhân dân trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống bão, lo chạy nông, thuỷ sản tránh bão.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 2 được dự báo đổ bộ vào khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ, tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu để đảm bảo an toàn cho ngư dân, đề phòng sạt lở đất ở miền núi, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời.

Sáng và chiều tối 16.7, các ngư dân Kim Sơn nhanh chóng đưa tầu, thuyền vào nơi trú ẩn an toàn.
Sáng và chiều tối 16.7, các ngư dân Kim Sơn nhanh chóng đưa tầu, thuyền vào nơi trú ẩn an toàn.

Được biết, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã có công điện gửi các địa phương triển khai các phương án ứng phó với bão; trong đó tập trung theo dõi diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngăn không cho tàu thuyền ra khơi và thông báo thường xuyên cho các phương tiện, tàu thuyền vào nơi trú ẩn.

Nông dân khẩn trương thu dọn các ngư cụ chuyển vào nơi an toàn để bảo đảm tài sản không bị hỏng, thiệt hại do bão số 2 gây ra.
Nông dân khẩn trương thu dọn các ngư cụ chuyển vào nơi an toàn để bảo đảm tài sản không bị hỏng, thiệt hại do bão số 2 gây ra.

Đồng thời, triển khai phương án di dân khu vực ngoài đê Bình Minh III và di dân ra khỏi vùng thấp trũng, các điểm có nguy cơ sạt lở đất, đá ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi tránh trú bão an toàn trước 17 giờ ngày 16.7. Bên cạnh đó, tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi diễn biến thời tiết; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Vọng ở huyện Kim Sơn cho biết, rút kinh nghiệm từ cơn bão số 3 năm trước, năm nay tôi phải chằng chống nhà cửa cho chắc chắn. Đồng thời kiểm tra cửa cống ở đầm nuôi tôm, cũng như thu gom chài lưới và các dụng cụ nuôi tôm nhằm giảm thiểu tối đa mức thiệt hại.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố cũng phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Bình chủ động triển khai phương án chống úng, tiêu kiệt nước đệm đảm bảo an toàn cho lúa mùa mới gieo cấy và kiểm tra đảm bảo an toàn hồ đập.

Một ngư dân ở huyện Kim Sơn thu dọn các bẫy bát quái đưa về nhà để tránh bão số 2.
Một ngư dân ở huyện Kim Sơn thu dọn các bẫy bát quái đưa về nhà để tránh bão số 2.

Khu vực vùng đồi, núi triển khai phương án phòng chống sạt lở đất, đá đảm bảo hạn chế tháp nhất thiệt hại do áp thấp nhiệt đới gây ra.Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 2 , các ngành chức năng địa phương đã tiến hành kêu gọi được 457 thuyền viên/148 phương tiện đánh bắt; trong đó, có 80 thuyền viên/9 phương tiện đánh bắt xa bờ đã vào nơi neo đậu an toàn; 74 thuyền viên/26 phương tiện đang hoạt động gần bờ biển tỉnh Ninh Bình và 303 thuyền viên/113 phương tiện đang neo đậu tại bến.

Đến chiều tối ngày 16.7, phần lớn các công trình nhà cửa, lán trông coi áo, đầm thủy sản đã được người dân chằng chống cẩn thận, sẵn sàng đón báo số 2 đổ bộ.
Đến chiều tối ngày 16.7, phần lớn các công trình nhà cửa, lán trông coi ao, đầm thủy sản đã được người dân chằng chống cẩn thận, sẵn sàng đón báo số 2 đổ bộ.

Ngoài ra, đã thông báo cho 254 lao động/196 lều chòi đang nuôi trồng thủy, hải sản ngoài đê Bình Minh III và khu vực Cồn Nổi về hướng di chuyển của bão số 2 để chủ động phòng tránh.

Nông dân Kim Sơn khẩn trương thu hoạch các lứa ngao cuối đưa về bán để tránh thiệt hại khi bị bão số 2 đổ bộ vào.
Nông dân Kim Sơn khẩn trương thu hoạch các lứa ngao cuối đưa về bán để tránh thiệt hại khi bị bão số 2 đổ bộ vào.

Đến sáng 16.7, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo vận hành 109 máy bơm/46 trạm bơm và mở 20 cống dưới đê để sẵn sàng cho công tác chống úng, tiêu kiệt nước đệm.Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt tài vùng ven biển Kim Sơn, trong chiều tối 16.7, nông dân các xã của huyện ven biển này đã khẩn trương chủ động chằng chống nhà cửa, các công trình phụ, lồng, bè nuô thuỷ sản.

Ông Nguyễn Hùng Ái, một nông dân nuôi ong ở ven biển Kim Sơn khẩn trương chằng chống lán trại để tránh bị ảnh hưởng trước khi cơm bão số 2 đổ bộ vào.
Ông Nguyễn Hùng Ái, một nông dân nuôi ong ở ven biển Kim Sơn khẩn trương chằng chống lán trại để tránh bị ảnh hưởng trước khi cơm bão số 2 đổ bộ vào.
 Ông Ái gia cố các hơn 350 thùng ong của gia đình đang khai thác tại vùng ven biển Kim Sơn.

 

Sợ mưa lớn làm ngập đầm nuôi, các hộ dân khẩn trương cắm lưới ở những nơi thấp nhằm tránh thất thoát tôm trong đầm.
Sợ mưa lớn làm ngập đầm nuôi, các hộ dân khẩn trương cắm lưới ở những nơi thấp nhằm tránh thất thoát tôm trong đầm.
Ông Nguyễn Quang Vinh ở xóm 9, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn gấp rút chằng buộc bạt, cũng như hạ thấp mực nước trong 3ha đầm nuôi tôm và ngao tại vùng nuôi thủy sản của gia đình.
Ông Nguyễn Quang Vinh ở xóm 9, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn gấp rút chằng buộc bạt, cũng như hạ thấp mực nước trong 3ha đầm nuôi tôm và ngao tại vùng nuôi thủy sản của gia đình.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, đến thời điểm tối và đêm 16.7, khu vực các xã, huyện ven biển Kim Sơn đã bắt đầu có gió mạnh kèm theo mưa lớn.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm tối và đêm 16.7, khu vực các xã, huyện ven biển Kim Sơn đã bắt đầu có gió mạnh kèm theo mưa lớn.
Quân Phạm