dd/mm/yyyy

Dấu ấn ngành ngân hàng trên những nẻo đường nông thôn mới

Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, làm thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng ngoại thành.

Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng trong các chương trình hỗ trợ lãi vay, cấp vốn đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông nông thôn…

Người bạn đồng hành của DN và nông dân

Gần 10 năm, ngành ngân hàng đã ưu tiên vốn tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nói chung và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nói riêng, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân TP.HCM, từng bước đáp ứng các tiêu chí về NTM theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chị Nguyễn Thị Hạ làm giàu bên vườn lan từ nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank.
Chị Nguyễn Thị Hạ làm giàu bên vườn lan từ nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank.

Có thể nói, Agribank và NHCSXH là hai tổ chức tín dụng chủ lực trong cho vay phát triển tam nông. Hơn 10 năm qua, dòng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho lĩnh vực này luôn tăng với tốc độ cao, theo đó, giai đoạn 2009-2013 bình quân đạt 21%/năm, giai đoạn 2014 - 2017 khoảng 17%/năm.

Ðến cuối tháng 3/2019, số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho thấy, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã tăng 2,23% so cuối năm 2018,

Qua 10 năm thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đã đạt được những thành tựu nổi bật. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 đạt bình quân 502 triệu đồng/ha/năm, tăng 427,2% so với năm 2008. Ước tính năm 2018 thu nhập của người dân vùng nông thôn thành phố là 54,76 triệu đồng/người/năm. Luỹ tiến từ 2011 đến tháng 6/2019, TP đã phê duyệt cho hơn 23.000 lượt hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng.

chiếm tỷ trọng khoảng 25,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế (năm 2018 tăng 21,4%, tỷ trọng 24,8%); dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng.

Cụ thể, với Agribank chi nhánh TP.HCM, hiện có tới 42 chi nhánh và 125 phòng giao dịch trải rộng khắp 24 quận, huyện, quy mô nguồn vốn huy động đạt trên 120 nghìn tỷ đồng, tín dụng hơn 110 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 30%. Trong đó, dư nợ cho vay của nhiều chi nhánh ngoại thành có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn cao như: Cần Giờ, Củ Chi trên 90%, Hóc Môn 65%... Đồng thời, Agribank khu vực TP.HCM cũng là ngân hàng chủ lực thực hiện hầu hết các chương trình, dự án cho vay chuyến dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị theo các Quyết định của UBND TP.

Có thể kể đến nhiều tấm gương nông dân nhờ vào đồng vốn vay hỗ trợ lãi suất của Agribank mà vươn lên thoát nghèo và làm giàu, chẳng hạn như gia đình chị Nguyễn Thị Hạ (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn). Ban đầu, chị Hạ đến Hóc Môn lập nghiệp với hai bàn tay trắng, chị làm nghề trồng lan thuê, sau đó có ít vốn và kinh nghiệm chị đứng ra làm riêng.

Từ năm 2009, từ nguồn vốn vay 90 triệu của Ngân hàng Agribank với lãi suất thấp chị đã đầu tư bước đầu cho vườn lan 1.600m2. Sau đó chị mở rộng dần, đến nay đã đạt gần 5.000m2. Vườn lan của chị có đầy đủ các loại lan quý: Denrobium, mokara, vũ nữ, ngọc điểm... Mỗi tuần chị xuất bán đi khoảng 3.000 cây, mỗi tháng thu vào 300 -400 triệu đồng (một năm thu vào trên 3 tỷ đồng). Hàng tháng, chị còn đem lại công ăn việc làm đều đặn cho 4 - 5 lao động làm thuê với mức lương ổn định.

“10 năm qua, Agribank khu vực TP.HCM đã tham gia tích cực vào các chương trình tín dụng cho vay ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân như cho vay kích cầu đầu tư, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cho vay các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghệ cao. Điển hình là một số chương trình như kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp (được triển khai từ tháng 7/2012) và nay đã mở rộng thực hiện trên 24/24 quận, huyện. Chương trình bình ổn giá thị trường cũng được Agribank khu vực TP.HCM quan tâm tham gia, góp phần khơi thông nguồn vốn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn” - ông Phạm Trung Kiên, Phó Trưởng Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Nam, chia sẻ.

Giúp xóa đói giảm nghèo

Trong khi đó, NHCSXH cũng là đơn vị khá tích cực trong các trương trình xây dựng NTM. Điển hình như NHCSXH huyện Bình Chánh, năm 2018, huyện được Trung ương, thành phố cân đối trên 386 tỷ đồng để NHCSXH huyện chủ động, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận sử dụng vốn vay làm kinh tế gia đình, để giảm nghèo bền vững theo tiêu chí mới. Từ chỗ chủ động được nguồn vốn hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay làm kinh tế gia đình, NHCSXH huyện đã tạo điều kiện cho trên 4.270 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay trên 96 tỷ đồng để làm kinh tế gia đình.

Agribank chi nhánh Hóc Môn có tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cao, hơn 65%.
Agribank chi nhánh Hóc Môn có tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cao, hơn 65%.

Nhờ sử dụng vốn vay có hiệu quả, người dân và các thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động trên địa bàn huyện đã đóng góp tiền gửi tiết kiệm được trên 108 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó, thành viên của các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã tự nguyện gửi trên 61 tỷ đồng, tăng 7,4 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch, có 95,95% thành viên từ các Tổ tiết kiệm và vay vốn tự nguyện tham gia tiền gửi vào tổ.

Hàng loạt chi nhánh khác của NHCSXH TP.HCM cũng đạt hiệu quả từ chương trình tín dụng chính sách, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các quận, huyện vùng ven ngoại thành sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện các mô hình sản xuất phù hợp với thị trường tiêu thụ, giúp địa phương sớm hoàn thành tiêu chí hộ nghèo trong giai đoạn nâng chất các tiêu chí nông thôn mới.
Ngoài ra, cả Agribank và NHCXSH đều tích cực triển khai các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ trực tiếp xây dựng NTM.

Chẳng hạn như Agribank đã ủng hộ Thành phố trên 100 tỷ đồng bằng nguồn đóng góp của cán bộ, nhân viên để thực hiện công tác an sinh xã hội, tài trợ các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng phòng học, bệnh viện, tặng sổ tiết kiệm, khám chữa bệnh nhân đạo cho bệnh nhân nghèo... khiến cho diện mạo nông thôn mới thay đổi từng ngày.

Bài, ảnh: Quốc Hải