vụNhiều ngày qua, mạng xã hội xôn xao trước đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ trung tuổi là người bán hàng rong bị nam thanh niên mặc quần đùi, áo cộc đi xe biển xanh BKS: 31A-7141 thu đồ đạc xảy ra ở đoạn đường thuộc tổ 6 (phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội).
Nội dung clip cho thấy, người phụ nữ giằng co đòi lấy lại hàng hóa mình bị tịch thu với một nam thanh niên mặc quần đùi, áo cộc tại cửa xe thùng biển xanh vì cho rằng mình không bán hàng. Lúc này, nam thanh niên bực tức đã lớn tiếng với người phụ nữ.
Chứng kiến vụ việc, người đàn ông quay clip đã dừng xe xuống hỏi nam thanh niên đang làm gì và tỏ ý không đồng tình với cách ăn mặc của nam thanh niên này.
Liên quan đến vụ việc trên, trả lời với báo chí, lãnh đạo Công an phường Phúc Lợi xác nhận nam thanh niên mặc thường phục trong clip là chiến sỹ của đơn vị.
Theo luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội), buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
Qua clip chưa thấy được việc bán hàng rong là vi phạm pháp luật. Kể cả trong trường hợp người phụ nữ bán hàng rong có vi phạm thì việc thu giữ tài sản phải lập biên bản theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Việc thanh niên đi xe biển xanh cũng chưa thể hiện mình là dân phòng hay không nhưng hành vi giằng co, tự ý lấy tài sản để mang đi là hành vi không đúng trình tự thủ tục luật định, xâm hại nghiêm trọng tới tài sản của công dân, có dấu hiệu lạm quyền trong thi hành công vụ. Bởi vậy, vụ việc này cần phải xác minh làm rõ và xử lý theo pháp luật.
Cũng theo luật sư Cường, phong cách ăn mặc của thanh niên đi xe ô tô biển xanh trong clip là chưa đúng tác phong với một người thi hành công vụ. Cần làm rõ và xử lý nghiêm hành vi sai phạm của người thanh niên trong clip này.
Quy định về thu giữ tài sản.
Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 35 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về hành vi không được thực hiện trên đường bộ như sau: "Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ".
Điều 5 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, quy định về phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh:
1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
3. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
4. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
Theo đó, hoạt động bán hàng rong là hoạt động hợp pháp, không bị cấm. Việc bán hàng rong mà hàng hóa thuộc danh mục cấm, hàng không có, rõ nguồn gốc... thì không được bán.