dd/mm/yyyy

Trại lợn xả thải bừa bãi, cánh đồng Rành Rành thêm một năm mất trắng

Hơn hai năm nay, người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khốn khổ vì trang trại chăn nuôi lợn của Hợp tác xã (HTX) 27/7 xả thải chưa qua xử lý ra cánh đồng gây ô nhiễm môi trường khiến nhiều ha lúa mất trắng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.


Người dân cho rằng, trại lợn xả thải ra ruộng khiến nhiều diện tích lúa bị mất trắng

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi có mặt tại cánh đồng Rành Rành đúng thời điểm người dân đang vào kỳ thu hoạch. Từ xa, mùi hôi thối đã bốc lên nồng nặc lan tỏa khắp cánh đồng. Những ruộng lúa ngả rạp dưới dòng nước đen ngòm, bông lúa bị lốp bạc trắng, thân cây vẫn xanh mướt.

Chiều hôm qua hai vợ chồng định ra gặt nhưng mùi phân lợn bốc lên thối quá đành phải về, sáng nay tranh thủ gió chưa thổi hướng này ra gặt được chừng nào hay chừng ấy. Giờ xuống ruộng là phải đi ủng chứ không về ngứa lắm. Cứ thế này dân chúng tôi vừa đói ăn lại còn sinh bệnh nữa. Năm ngoái cũng bị như thế này, định năm nay không làm nữa nhưng để ruộng hoang cũng nóng ruột, mà làm cũng không được ăn.
Chị Vân (vợ anh Đành) bức xúc

Anh Hoàng Đành (xóm Nam Sơn) than thở: “Tôi có mấy sào ruộng nhưng vùng này là năng suất nhất, trung bình 1 sào được 2 tạ lúa. Hai năm nay do trại lợn xả thải trực tiếp ra ruộng khiến chúng tôi gần như mất trắng. Cây lúa khi sinh trưởng rất xanh tốt nhưng đến kỳ trổ bông thì bị lốp hạt. Giờ chỉ còn cách gặt về lấy rơm cho bò ăn thôi chứ có gì nữa đâu mà thu hoạch”.

Box: Chiều hôm qua hai vợ chồng định ra gặt nhưng mùi phân lợn bốc lên thối quá đành phải về, sáng nay tranh thủ gió chưa thổi hướng này ra gặt được chừng nào hay chừng ấy. Giờ xuống ruộng là phải đi ủng chứ không về ngứa lắm. Cứ thế này dân chúng tôi vừa đói ăn lại còn sinh bệnh nữa. Năm ngoái cũng bị như thế này, định năm nay không làm nữa nhưng để ruộng hoang cũng nóng ruột, mà làm cũng không được ăn.
Chị Vân (vợ anh Đành) bức xúc

Cách đó không xa, cả sào ruộng của gia đình ông Dương Hiển (xóm Nam Sơn) ngả rạp gần hết, những cây lúa còn đứng được cũng bị lép bông, bạc trắng. Ông Hiển bức xúc: “Những năm trước bình quân ruộng này thu hoạch được hơn 3 tạ nhưng năm nay coi như mất trắng. Lúa ngả rạp hết rồi nhưng chưa dám thu hoạch vì sợ giẫm phải nước này sẽ bị ngứa, chờ đến khi nước cạn thì lúa bấy hết rồi. Từ năm ngoái tới giờ trang trại này xả thải, nhà tôi bị mất mùa liên tục. Chúng tôi đã gửi đơn lên chính quyền địa phương nhưng chưa thấy trả lời”.

Theo quan sát của chúng tôi, bạt chứa trùm biogas đã xẹp, không còn tác dụng. Tại bờ hồ chứa nước phía trong trang trại có một đường ống được chôn dưới mặt đất dẫn nước thải ra ngoài. Những con mương quanh trại lợn nước đen ngòm, nổi váng, bốc mùi hôi thối. Nước thải này theo những rãnh nước đã được đào sẵn chảy thẳng ra ngoài ruộng.


Ống nước xả thải từ trại lợn được chôn dưới mặt đất

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công Trình, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc cho biết đã nhận được phản ánh của hơn 20 hộ dân thôn Hòa Bình và Nam Sơn về việc trại lợn này xả thải khiến nhiều diện tích lúa của người dân bị mất mùa.


Bạt trùm bể biogas của trại lợn bị xẹp

“Xã đã nhiều lần mời ông Hoàng Trọng Cường (chủ nhiệm HTX 27/7) lên họp về vấn đề này nhưng lần nào ông cũng lấy lý do này lý do khác để từ chối. Nay mai chúng tôi tiếp tục mời ông lên làm việc, nếu lần này ông không hợp tác thì xã sẽ làm tờ trình gửi lên huyện để tìm hướng giải quyết. Chúng tôi rất chia sẻ với HTX trong thời điểm khó khăn hiện nay nhưng việc xả thải vẫn phải tuân thủ theo quy định”, ông Trình cho biết thêm.

Việc người dân phản ánh là đúng. Theo thiết kế, trại lợn 27/7 có quy mô 600 con, giờ nâng cấp lên 1.200 con dẫn đến quá tải. Năm ngoái cũng xảy ra tình trạng này, chủ trang trại đã thống nhất bồi thường cho dân với mức bình quân 2 tạ/sào. Tuy nhiên, năm nay chủ trang trại cho rằng việc mất mùa là vấn đề chung cả tỉnh chứ không riêng gì mấy hộ dân này cũng không phải do trại lợn xả thải. Có lúc lại cho rằng là do người dân lấy trộm nước của trang trại ra bón ruộng nên mới mất mùa?!
Ông Nguyễn Công Trình, Chủ tịc UBND xã Thịnh Lôc
Theo Tâm Đan