Món họa mi nướng thực ra đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, là một trong những món có thể thỏa mãn khẩu vị cao cấp của các hoàng đế nước Pháp. Đây là món ăn xa hoa và cầu kỳ bậc nhất nước Pháp, song đây cũng là món ăn gây không ít tai tiếng bởi cách thức săn bắt, nuôi và giết thịt chim đến mức tận diệt.
Sau khi chim họa mi bị thợ săn đánh bắt, chúng sẽ được vỗ béo núc gấp 2 đến 4 lần so với bình thường bằng cách cho ăn nho khô, hạt kê và quả sung. Thậm chí, có tương truyền rằng, Hoàng đế La Mã xưa kia còn cho kẹp mù mắt con chim để chúng tưởng là ban đêm nên sẽ ăn thức ăn nhiều hơn.
Thông thường, đến lúc chế biến, họa mi đã tăng 2-4 lần kích cỡ ban đầu. Chúng bị ngâm chìm trong rượu armagnac hoặc nhỏ từng giọt rượu qua họng để chúng chết từ từ. Phần lông còn lại được rút cẩn thận để đảm bảo những chất béo tốt nhất không thể thoát ra ngoài. Cuối cùng, đầu bếp chỉ thêm chút gia vị và nướng chim họa mi trong vòng 6 -8 phút là món ăn đã được hoàn thành. Ảnh: Internet.
Việc thưởng thức họa mi nướng được tiến hành như một nghi lễ. Theo truyền thống thời La Mã cổ đại, mỗi người phải trùm một chiếc khăn trắng kín đầu, sau đó bỏ cả con chim vào miệng sao cho phần đầu hướng ra ngoài rồi nhai từ từ tất cả các phần từ chân cho đến xương, chỉ bỏ lại đầu. Người ta tin rằng những chiếc khăn trắng trùm kín đầu giúp họ tránh khỏi ánh mắt của Chúa khi ăn thịt chim. Ảnh: Internet.
Món gan ngỗng Foie Gras của Pháp vốn đắt tiền và rất nổi tiếng, nhưng ít ai biết quy trình chế biến món ăn độc đáo này lại gặp phải nhiều tranh cãi. Món ăn đắt đỏ này cũng gây ra lắm tai tiếng khi những nhà bảo vệ quyền lợi động vật lên án hình thức chăn nuôi dã man để lấy gan ngỗng. Ảnh: Vox-cdn.
Để sản xuất ra món gan ngỗng đắt đỏ, người ta phải trải qua các công đoạn chăn ngỗng khá khắc nghiệt. Khi mới sinh, đàn ngỗng được nuôi dưỡng, sinh trưởng một cách tự nhiên. Dù vậy, người ta vẫn hạn chế hoạt động của chúng bằng cách nuôi trong một phạm vi nhỏ và cho chúng ăn thật nhiều. Ảnh: Peta.
Tại đây, chúng buộc phải ăn ngô trộn sẵn với các thức ăn nhiều chất béo khác cho đến khi kích thước lớn hơn 6 lần so với bình thường. Để từng con ngỗng đạt được kích thước như yêu cầu, người ta thiết kế một ống kim loại dài để đưa thức ăn xuống thực quản. Ảnh: Ladepeche.
Và thành phẩm cuối cùng là những bộ gan ngỗng béo ngậy. Dù vấp phải sự phản đối của nhiều nhà bảo vệ động vật về cách nhồi nhét thức ăn cho ngỗng, song hiện Pháp vẫn là nước sản xuất và tiêu thụ món gan ngỗng đắt đỏ mạnh nhất thế giới. Ảnh: AP.
Sashimi hải sản đã trở thành món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản. Tuy nhiên, sashimi ếch sống là thứ không phải ai cũng dám thử. Ảnh: Smatterist.
Người Nhật thường quan niệm những món ăn tươi sống sẽ mang đến nhiều chất dinh dưỡng hơn cho người thưởng thức, thế nhưng, món sashimi ếch sống này thực sự khiến nhiều người phẫn nộ vì cách chế biến quá tàn nhẫn. Ảnh: Dailymail.
Ngay khi có khách gọi món ăn này, các đầu bếp của nhà hàng sẽ sơ chế con ếch sống bằng cách lột da và bỏ nội tạng của nó. Khi món ăn được đặt lên bàn, các “thượng đế” có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch vẫn còn sống, vẫn thở phập phồng và đôi mắt chớp chớp như thường. Thực khách sẽ ăn phần thịt sống với vài lát chanh và đồ chấm riêng. Ảnh: Dailymail.
Phần da và nội tạng của con ếch sẽ được ninh nhỏ lửa để tạo thành món súp cho khách hàng ăn tráng miệng sau khi đã ăn món sashimi. Ảnh: Internet.
Cá sống hay gỏi cá là món ăn khoái khẩu ở nhiều vùng miền tại châu Á. Trong số đó, một món ăn bắt nguồn từ Đài Loan cũng gây nhiều tranh cãi. Ảnh: LiveLeak.
Con cá tươi sống được chiên dầu phần thân. Tuy nhiên, đầu cá lại bọc trong miếng vải ướt để giữ cho nó được thở. Ảnh: Youtube.
Khi phục vụ trên đĩa, người ta rưới lên mình cá phần nước sốt. Lúc thưởng thức, thực khách vẫn nhìn thấy miệng cá đang thở thoi thóp. Ảnh: Metro.
Trên thực tế hiện nay, cách chế biến món ăn cầu kỳ từ những cây con độc lạ như trên ít xuất hiện trong nhà hàng, khách sạn; thường chỉ dùng trong chế biến các món ăn dân tộc ở một số nước trên thế giới, hoặc tiệc tùng trong giới đại gia.