Quả thực, cho đến nay tôi cũng chưa biết chim giồng giộc khi nào thì bắt đầu làm tổ. Nhưng cứ đến khoảng cuối tháng 3, đầu tháng tư là đã lại nhìn thấy những chiếc tổ chim lửng lơ treo trên những lá cành. Dường như chim Giồng giộc là giống loài rất quen thuộc với người Tây Ninh, nhất là với nhà nông.
Chim giồng giộc trong TP.Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh).
Còn nhớ một năm nào đã lâu, lần đầu tiên tôi thấy những tổ chim ấy là ở gò miếu Bà Tiên Thuận. Đấy là một miền quê Bến Cầu cặp sát một bến sông, nơi có một con phà lờ lững lại qua với đất Cẩm Giang thuộc huyện Gò Dầu.
Cái miếu là nơi có di tích khảo cổ học quan trọng có từ xa xưa lắm, nghe nói là thời kỳ Văn hóa Óc Eo cách nay trên cả ngàn năm. Trên gò có ngôi miếu nhỏ, nằm nép dưới bóng những cây dầu cổ thụ.
Ngước lên, bỗng thấy chung chiêng treo trên cao kia là những chiếc tổ chim tuyệt đẹp. Bác nông dân cùng đi bảo: - Chim giồng giộc đấy. Đang lúc mùa chim làm tổ. Cả một miền ven sông chim náo nức bay về.
Quả thực, cho đến nay tôi cũng chưa biết chim giồng giộc khi nào thì bắt đầu làm tổ. Nhưng cứ đến khoảng cuối tháng 3, đầu tháng tư là đã lại nhìn thấy những chiếc tổ chim lửng lơ treo trên những lá cành. Dường như chim Giồng giộc là giống loài rất quen thuộc với người Tây Ninh, nhất là với nhà nông.
Còn nhớ một năm nào đã lâu, lần đầu tiên tôi thấy những tổ chim ấy là ở gò miếu Bà Tiên Thuận. Đấy là một miền quê Bến Cầu cặp sát một bến sông, nơi có một con phà lờ lững lại qua với đất Cẩm Giang thuộc huyện Gò Dầu.
Cái miếu là nơi có di tích khảo cổ học quan trọng có từ xa xưa lắm, nghe nói là thời kỳ Văn hóa Óc Eo cách nay trên cả ngàn năm. Trên gò có ngôi miếu nhỏ, nằm nép dưới bóng những cây dầu cổ thụ.
Ngước lên, bỗng thấy chung chiêng treo trên cao kia là những chiếc tổ chim tuyệt đẹp. Bác nông dân cùng đi bảo: - Chim giồng giộc đấy. Đang lúc mùa chim làm tổ. Cả một miền ven sông chim náo nức bay về.
Chim giồng giộc đang làm tổ.
Từ đấy, nếu có đi tới các vùng quê ven sông vào dịp tháng ba, tư thì tôi đều chú ý tìm xem. Và quả nhiên, đã gặp tổ chim giồng giộc ở khắp các miền quê Tây Ninh. Đây nhé, ở ấp Thanh Trung xã Thanh Điền, nơi có rỗng Trâu kề bên miếu Gia Gòn, chim còn dám xuống thấp làm tổ ngay dưới cành cây bình bát. Rồi sang tận rạch Tràm, xã Phước Chỉ, lại gặp tổ chim xúm xít trên một cây keo cũng không cao lắm.
Đến Thành Bảo Long Giang, dừng lại nghỉ chân uống trà với ông chủ tiệm quen. Ngước mắt lên những cây dầu cao tít bên đường 786. Thì ô hay, cũng là những tổ chim vàng suộm nắng chiều hôm. Rồi có lần, men bờ kênh Tây xuống tận Củ Chi, cũng gặp những tổ chim đã khô, được ông chủ nhà hái xuống làm đồ chơi cho con trẻ…
Vậy ra, dù ở cánh Tây- thềm sông Vàm Cỏ; hay cánh đông, gần với sông Sài Gòn cũng đều có chim giồng giộc về cư trú. Có phải Tây Ninh quê mình cũng là quê của chim không?
Chim giồng giộc trống.
Từ vài năm nay, tôi còn biết thêm ngay thành phố của mình cũng có nơi chim giồng giộc về làm tổ. Ấy là ở một khu phố ven rạch Tây Ninh thuộc phường 3. Xin tạm thời giữ bí mật nha! Bởi bây giờ tiếng tăm của loài chim này đã quá lẫy lừng; khiến nhiều chủ quán cà phê săn tìm tổ chúng về làm vật trang trí.
Ôi, quả thật là những chiếc tổ chim kia mới cầu kỳ, tinh xảo và đẹp đẽ làm sao! Có cái dài như chiếc vớ lụa vàng sắc tơ tằm chính hiệu. Có cái tròn xoay như một quả chuông treo. Nhiều tổ lại có hình thù như chiếc vớ dài, nhưng phình ra ở giữa như hình bao tử. Có cái mới làm xong, nên có màu xanh như cỏ. Còn đa số tổ đã khô nên óng ả sắc rơm vàng...
Tổ chim giồng giộc ở Thành Bảo Long Giang.
Tổ chim! Mới chỉ là một nhẽ. Bạn sẽ còn “choáng” nữa khi tình cờ gặp đàn chim giồng giộc bay ở trên đồng vào vụ gặt lúa Đông Xuân. Chúng như một đám mây xám biến hình và linh hoạt. Lúc gần, lúc xa, lúc vọt lên cao khi sà xuống thấp. Để rồi đám mây ấy bỗng rơi đột ngột, xuống một thảm lúa mênh mông đang độ chín vàng. Vậy mới có thêm tên nữa của giống loài là chim lá rụng.
Ngạc nhiên nữa là tập tính giống loài. Bộ phim còn cho biết, chim trống mới chính là các kiến trúc sư tài hoa xây tổ. Chim mái chỉ việc lựa chọn cái tổ nào ưng ý nhất thì vào ở. Dĩ nhiên đấy cũng là nàng chim đã chấp nhận chàng kiến trúc sư xây tổ ấy là chồng. Chúng sẽ cùng nhau đẻ trứng, chăm con để có những đàn chim mới. Chim trống cũng đẹp hơn, với bộ lông xám, trắng và cái đầu vàng ươm như một chiếc kén tằm.
Tổ chim giồng giộc ở rạch Tràm, Phước Chỉ.
Mùa xuân 2020, dịch bệnh Covid-19 là tai họa với loài người, bởi vậy mà lễ Phật đản tạm ngưng, không tổ chức tại chùa như trước. Cũng nhờ thế mà chim giồng giộc đã thoát nạn bị vây bắt để “phóng sinh”.
Điện hỏi bác Sáu- chủ vườn nơi có nhiều tổ chim, bác bảo, năm nay chúng về làm tổ còn nhiều hơn năm trước. Vẫn là những chiếc tổ chim giồng giộc xinh xẻo, treo chung chiêng trên lá cành xanh dọc các triền sông.