dd/mm/yyyy

Mạnh dạn nuôi cá trắm đen nước lợ, thu tiền tỉ

Gần 10 năm nay, ông Phạm Văn Long ở khu vực cống Cổ Tiểu (xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) nuôi thành công loài cá trắm đen trong đầm nước lợ cho thu nhập tiền tỉ mỗi năm.

Mạnh dạn chuyển đổi

Từ trước đến nay, cá trắm đen thường chỉ được nuôi tại các ao, đầm nước ngọt trong khi khu vực cống Cổ Tiểu chỉ cách cửa sông Văn Úc chừng vài cây số, khu vực đầm của ông Long chạy dọc từ cửa cống đến ngã ba sông - nơi dòng Đa Độ hòa vào sông Văn Úc - là nơi nước mặn và nước ngọt hòa vào nhau. Nông dân trước đây chỉ biết nuôi tôm nhưng những năm gần đây tôm hay mắc bệnh.

Ông Phạm Văn Long chuẩn bị thu hoạch cá.
Ông Phạm Văn Long chuẩn bị thu hoạch cá.

Đang loay hoay với việc tìm giống khác để thay thế con tôm, ông Long được tiếp cận với mô hình cá trắm đen nuôi nước lợ ở Nam Định. Ông Long quyết định mua giống cá trắm đen ở đây về nuôi thử tại đầm nhà mình. Không ngờ cá lớn rất nhanh, tỉ lệ cá sống đạt 90%, nguồn thức

Ông Nguyễn Hữu Quân - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng thông tin, cho đến hết năm 2017, huyện có 10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; toàn huyện đạt 16,8 tiêu chí trên tổng 19 tiêu chí; phấn đấu đến cuối năm 2018 có thêm 2 xã cơ bản đạt chuẩn, còn lại 5 xã đến 2019 cố gắng hoàn thành sớm. Kế hoạch năm 2019 huyện Kiến Thụy sẽ về đích với con số toàn huyện 100% số xã sẽ đạt chuẩn nông thôn mới”.

ăn dễ kiếm và phong phú cộng với diện tích mặt đầm lớn gấp 10 lần nuôi trong ao nên cá trắm đen nuôi sau hai năm có trọng lượng từ 8- 13kg/con, thậm chí có con nặng trên 20 kg.

Cá trắm đen là đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Theo Đông y, cá trắm đen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa.

Không lo đầu ra

Ông Long chia sẻ: Hệ thống ao đầm nuôi của gia đình có nguồn nước đảm bảo, giáp bờ sông Đa Độ nên rất thuận lợi cho việc cấp, thoát nước thường xuyên. Cá trắm rất nhạy cảm với môi trường nên luôn phải theo dõi ao nuôi và thời tiết. Cá trắm đen có nhu cầu về ô xy cao hơn các loài cá khác nên nếu trời oi bức hoặc lặng gió thì phải chạy máy bơm, sục khắp ao để tăng cung cấp ô xy cho cá. Khi nuôi cũng phải liên tục kiểm tra môi trường nước. Nếu nước bẩn, phải thay ngay, nếu độ mặn vượt mức cân bằng, cá dễ bị sốc, phải dẫn nước ngọt vào. Khi đó phải chờ con nước, tránh lấy nước từ sông vào thời điểm thủy triều lên.

Hiện, gia đình ông Long đang thả khoảng 5.000- 6.000 con cá trắm đen trong diện tích gần 10.000m2 với giá bán ổn định, mỗi vụ ông thu lãi hàng tỷ đồng.

Ông Long cho biết, hiện nay ông đang nghiên cứu cách ương cá giống tại đây để chủ động nguồn giống cho đầm nhà mình và cung cấp cho bà con khác có nhu cầu.

Ông Phùng Văn Chung – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đoàn Xá đánh giá cao mô hình nuôi cá trắm đen ở khu vực này. Ông Chung cho biết: “Cá trắm đen nuôi nước lợ ở vùng này đến nay đã có tiếng bởi chất lượng thịt rất rắn chắc, thơm ngon, mã đẹp. Người nuôi hay xuất bán vào dịp Tết nên rất được giá. Khách đến mua để làm thực phẩm cho gia đình ăn tết, làm quà biếu, tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn… nên người nuôi không phải lo lắng đầu ra”.

Bài, ảnh: Thu Thủy