Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, lá hẹ tính ấm, lá hay thân cây hẹ đều có thể làm thuốc. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, lá hẹ rất giàu protein, vitamin, canxi, phốt pho và các nguyên tố vi lượng, khoáng chất khác, tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt cho con người.
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời mà lá hẹ mang lại.
Giúp tăng cường sinh lý nam giới
Lá hẹ giúp bổ thận tráng dương, thường được phối hợp với các vị thuốc khác để trị chứng liệt dương, xuất tinh sớm. Vì vậy, lá hẹ được coi là thần dược cho phái mạnh.
Thuốc kháng sinh tự nhiên
Trong lá hẹ chứa các chất kháng sinh tự nhiên như allcin, sulfit nên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Ngoài ra, lá hẹ giúp tăng cảm giác thèm ăn, đông y cho rằng lá hẹ có lợi cho gan và dạ dày.
Nhuận tràng, giảm táo bón
Những thành phần như protein, chất béo, canxi, sắt, carotene, vitamin C cùng chất xơ trong lá hẹ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng nhu động ruột. Từ đó, tạo cảm giác ngon miệng, kích thích thèm ăn, thích hợp cho người bệnh táo bón.
Hỗ trợ phòng chống ung thư
Các chất trong rau hẹ như lưu huỳnh, carotene, vitamin A có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và lây lan ra cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung các món ăn chế biến từ lá hẹ là một việc rất nên làm.
Trị cảm cúm
Theo Đông y, lá hẹ tính ấm, vị cay. Thành phần kháng sinh trong lá hẹ giúp ức chế các vi khuẩn, virus gây cảm cúm. Ngoài ra, loại rau này rất hữu ích trong việc giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt. ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.
Thúc đẩy tuần hoàn máu, đẹp da, chống lão hóa
Lá hẹ giàu vitamin, dưỡng chất nên rất tốt cho làn da phụ nữ, chống lão hóa. Ăn lá hẹ thường xuyên giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn.
Lưu ý:
Tuy lá hẹ tốt cho sức khỏe nhưng mỗi lần ăn không nên quá nhiều, không nên cùng một lúc ăn lá hẹ và uống sữa, không ăn lá hẹ đã nấu chín để qua đêm.
Những người đang mắc bệnh liên quan tới mắt, nóng trong, dạ dày yếu, bị mụn nhọt hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn lá hẹ.