dd/mm/yyyy

Đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng cho tái canh cà phê

Xác định cà phê là cây trồng chủ lực với nhiều lợi thế để phát triển, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện Chương trình tái canh, ghép cải tạo bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau và đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Đi đầu trong tái canh cà phê

Lâm Đồng là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai với trên 200.000ha đất đỏ bazan phân bố chủ yếu ở độ cao 800 - 1.700m. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng. Là địa phương có diện tích cà phê khá lớn với hơn 174.000ha, năng suất bình quân đạt khoảng 3,1 tấn/ha. Tuy nhiên, diện tích cà phê già cỗi cần phải tái canh cũng rất lớn, vì thế địa phương đã bắt đầu thực hiện chương trình từ năm 2013 đến 2020 với mục tiêu tái canh 65.000ha.

Lâm Đồng được đánh giá là tỉnh có tỷ lệ tái canh cà phê cao.
Lâm Đồng được đánh giá là tỉnh có tỷ lệ tái canh cà phê cao.

Tính đến cuối tháng 12/2018 Lâm Đồng đã thực hiện tái canh hơn 54.000ha (đạt 83,96%). Vì thế, địa phương được đánh giá là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, nhất là việc sử dụng công nghệ ghép cải tạo.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, sở dĩ đạt được kết quả tái canh cây cà phê hiệu quả như vậy do sử dụng giống cà phê được chọn lọc từ các giống địa

Thực hiện canh tác cà phê theo hướng bền vững, nhiều hộ dân ở Lâm Đồng đã nâng cao được sản lượng cà phê hàng năm. Cụ thể, năng suất bình quân đạt từ 3,5 - 4,0 tấn nhân khô/ha/năm, tăng hơn so với các vườn cà phê không thực hiện theo quy trình sản xuất cà phê bền vững (năng suất bình quân đạt từ 2,6 - 3,2 tấn nhân khô/ha/năm) tăng 8 - 9 tạ nhân.

phương đang sản xuất cho năng suất cao, chất lượng tốt như Thiện trường, Hữu thiên, Xanh lùn. Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai thành công gói hỗ trợ tín dụng cho vay trong chương trình tái canh cà phê của Ngân hàng Agribank với lãi suất thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, một số diện tích đã được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận và nhận diện thương hiệu, trong đó diện tích đạt chứng nhận Rainforest Alliance là hơn 21.000ha, chứng nhận 4C với diện tích hơn 53.000ha… Đặc biệt, với nhãn hiệu “Cà phê Di Linh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, Cà phê chè Arabica Langbiang cũng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền.

Sản xuất cà phê bền vững

Ông Trần Văn Tuận – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay, tại huyện Lâm Hà và TP. Đà Lạt, mô hình sản xuất cà phê chè bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên với 90ha/192 hộ dân tham gia. Nông dân thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và chế biến cà phê chè theo Bộ nguyên tắc UTZ và 4C. Người dân sẽ phối hợp với Công ty TNHH thương phẩm ALANTIC Việt Nam và Công ty TNHH Hải Phương Nam đăng ký cấp giấy chứng nhận và bao tiêu sản phẩm được cấp giấy chứng nhận.

Khi tham gia các mô hình canh tác cà phê bền vững, sản lượng của người dân tăng lên đáng kể.
Khi tham gia các mô hình canh tác cà phê bền vững, sản lượng của người dân tăng lên đáng kể.

Ông Tuận cũng cho biết, qua khảo sát, trước khi áp dụng mô hình các vườn cà phê chưa thật sự bền vững, không trồng cây che bóng, chất lượng cây giống kém, gần như các vườn cà phê đều không chú trọng đến tỉa cành tạo hình dẫn đến kích cỡ hạt nhân không đồng đều, năng suất không cao bình quân đạt 2,6 - 3,2 tấn nhân khô/ha. Ngoài ra, người dân sử dụng phân bón chỉ tập trung bón trong mùa mưa, bón theo phong trào, bón theo các khuyến cáo trong hội thảo của các nhà cung cấp phân bón và không tận dụng vỏ cà phê làm phân bón hoặc đổ luôn vỏ cà phê vào gốc cà phê mà không ủ hoai trước khi bón.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của mô hình nông hộ người dân đã thay đổi về nhận thức và cách làm. Tập được thói quen ghi chép nhật ký nông hộ, tính toán mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê. Người dân tham gia đều chú trọng đến kỹ thuật tỉa cành, tạo hình bộ khung tán cho cây cà phê và xem như là một tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong sản xuất cà phê bền vững.

Chính vì thực hiện canh tác cà phê theo hướng bền vững mà nhiều hộ dân tại địa phương đã nâng cao được sản lượng cà phê hàng năm. Cụ thể, năng suất bình quân đạt từ 3,5 - 4,0 tấn nhân khô/ha/năm, tăng hơn so với các vườn cà phê không thực hiện theo quy trình sản xuất cà phê bền vững (năng suất bình quân đạt từ 2,6 - 3,2 tấn nhân khô/ha/năm) tăng 8 - 9 tạ nhân.

Hiện nay, mô hình đã tác động mạnh mẽ đến các hộ nông dân sản xuất trên địa bàn thực hiện mô hình và các xã trồng cà phê lân cận trong khu vực, nhiều hộ dân đã tự nguyện đăng ký tham gia sản xuất cà phê được cấp giấy chứng nhận với các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn đã đăng ký tham gia hiệp hội UTZ, 4C và các tổ chức cấp giấy chứng nhận khác.

Ngoài mô hình sản xuất cà phê chè bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên ra thì tại địa phương còn nhiều mô hình điển hình khác như: Mô hình hợp tác công tư, khuyến nông viên với vườn mẫu (PPP), Dự án VnSAT về sản xuất cà phê bền vững…

Văn Long