Nói về biệt tài nuôi tắc kè rừng của chàng "9X", ông Ngọc Tiếu Lệ - Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết: Gọi Viên là “gã tắc kè” cũng phải, vì chính Viên là người mang tắc kè từ rừng về thuần hóa và nhân giống thành công, trở thành trang trại chăn nuôi tắc kè lớn hiếm có ở miền Bắc.
Chủ trang trại nuôi tắc kè rừng - anh Ngọc Văn Viên cho biết, hiện tại giá tắc kè gai đen dù trọng lượng nhỏ nhưng giá thị trường đã đạt khoảng 250.000 - 350.000 đồng/con, cao gấp nhiều lần tắc kè miền Nam. “Trang trại của tôi đang nuôi trên 1.000 con tắc kè, gồm cả tắc kè giống và thương phẩm, tuy nhiên cũng không đủ hàng để cung cấp cho khách”, Viên khoe.
Chia sẻ về thu nhập từ nghề nuôi tắc kè rừng, anh Viên cho biết, dù là loại động vật quý hiếm nhưng tắc kè gai đen nuôi rất nhàn mà lại cho thu nhập cao. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình anh lãi hàng trăm triệu đồng.
Biệt tài nuôi tắc kè rừng của chàng “9X”
Ở tuổi "tam thập nhi lập", anh Ngọc Văn Viên ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã sớm gặt hái được nhiều thành công với nghề nuôi tắc kè và được mọi người đặt cho biệt danh “gã tắc kè”.
Anh Viên là người thuần hóa thành công tắc kè rừng và sở hữu hàng nghìn con tắc kè gai đen quý hiếm.
Với diện tích chưa đến 100m2 , nhưng trang trại của anh Viên được dân tắc kè cả nước biết đến.
Đàn tắc kè gai đen thương phẩm được anh Viên thuần hóa, nhân nuôi thành công tại trạng trại của gia đình.
Cận cảnh một con tắc kè gai đen cái đang canh giữ trứng tại trang trại của anh Viên.
Anh Viên hướng dẫn khách mua hàng cách chữa trị bệnh, chăm sóc cho tắc kè.
Một chú tắc kè mới nở.
Khu nuôi dế mèn cung cấp thức ăn cho hơn 1.000 con tắc kè tại trang trại của anh Viên.
Anh Viên bắt tắc kè giống cho khách tại trang trại.
Trị bệnh cho tắc kè.
Kiểm tra số lượng tắc kè trong trang trại.
Trần Quang