1. Cho con du lịch từ sớm và càng nhiều càng tốt
Ngược lại với quan điểm xưa cũ phải kiêng nắng, gió để phòng nhiễm bệnh, việc cho con đi chơi, đi du lịch từ sớm, hòa mình với thiên nhiên, tự do hưởng nắng trời và hơn hết là vượt qua sự sợ hãi lại có tác dụng rất tích cực đối với trẻ nhỏ.
Ngày nay các ông bố bà mẹ hiện đại đưa con ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội rất sớm để bé tập thích nghi với môi trường xung quanh, tăng cường khả năng miễn dịch và phát triển cả về thể chất cũng như tư duy.
2. Nói không với đòn roi
Nếu bạn có câu cửa miệng mỗi khi con nghịch ngợm hoặc không nghe lời: “Mẹ cho ăn roi bây giờ” thì tốt nhất từ nay về sau bạn không nên nói lại câu đó thêm một lần nữa, càng không cầm roi để đánh con.
Đòn roi không phải cách để dạy trẻ, ngược lại, nó thể hiện sự bất lực trong cách dạy con và chỉ khiến bé trở nên hung hăng hơn và đối phó lại bằng những hành vi xấu. Những bé thường xuyên bị đánh đòn thường thiếu tự tin và có nguy cơ dễ bị trầm cảm.
3. Không ám ảnh con phải tăng cân, miễn là con khỏe mạnh
Bé tăng trưởng cũng có từng giai đoạn nhất định, có những thời điểm bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, mà vẫn không tăng cân. Việc tăng cân của bé còn phụ thuộc vào lứa tuổi và khả năng hấp thu của bé. Điều quan trọng mấu chốt của vấn đề là sức khỏe của con. Nếu có một thời điểm nào đó cân nặng của con chững lại nhưng sức khỏe của con tốt, không bị ốm vặt, nhanh nhẹn hoạt bát thì các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng nhé!
4. Không áp lực con phải thông minh, miễn là con hạnh phúc
Qua rồi cái thời cha mẹ lấy “con nhà người ta” ra so sánh với con mình và áp đặt con phải thông minh, học giỏi bằng mọi cách. Ngày càng nhiều ông bố bà mẹ hiện đại đã nhận thức ra được rằng kì vọng quá mức vào sự thông minh của con chỉ khiến con bị áp lực, căng thẳng, không tốt cho sự phát triển của trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng và điều quan trọng là bố mẹ cần tạo môi trường sống tràn ngập tình yêu thương và cảm giác an tâm, hạnh phúc cho trẻ để trẻ tự tin phát huy thế mạnh của mình.
5. Nuôi con bằng các thực phẩm hữu cơ (organic)
Dinh dưỡng là nền tảng cho sức khỏe và phát triển trí tuệ của trẻ. Trong bối cảnh hiện nay, môi trường bị ô nhiễm, nguồn lương thực thực phẩm nhiễm bẩn, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn non yếu và sức đề kháng kém là đối tượng phải chịu những hệ quả tiêu cực hàng đầu từ tình trạng này. Bởi vậy mà việc nuôi con bằng thực phẩm hữu cơ (organic) để tránh các nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại đang là xu hướng phổ biến.
Thực phẩm hữu cơ là gì?
Thực phẩm hữu cơ hay thực phẩm organic thực chất là một. Ở một số nước tiên tiến, sản phẩm được chứng nhận là hữu cơ (Organic) khi và chỉ khi nguồn nguyên liệu để chế biến ra những sản phẩm đó:
- Không sử dụng hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản, chất làm đặc
- Không sử dụng hóa chất và hooc môn tăng trưởng
- Không sử dụng nguyên liệu biến đổi gen (Non GMO), không bị chiếu xạ tiệt trùng…
Tác dụng của thực phẩm hữu cơ đối với con người:
Không lo bị ảnh hưởng bởi chất hóa học độc hại
Không lo biến đổi gen (Non GMO)
Trẻ hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn một cách tự nhiên
Thân thiện với môi trường.