dd/mm/yyyy

Vì sao dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh?

Chỉ trong vòng hơn một tháng kể từ đầu tháng 2.2019, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 13 tỉnh, thành phố phía Bắc và đang có dấu hiệu lây lan nhanh. Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy lên tới hàng chục nghìn con.

Dịch tả lợn châu Phi lây lan chóng mặt

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ đầu tháng 2/2019, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên, chỉ sau hơn một tháng, dịch tả lợn châu Phi đã được phát hiện tại 13 tỉnh, thành phố ở phía Bắc.

Tính tới ngày 12.3.2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 136 xã, 37 huyện của 13 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Nam Định). Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy lên đến hàng chục nghìn con.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Thanh Hóa.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Thanh Hóa.



Cụ thể tại tỉnh Hưng Yên, tính đến ngày 4.3, bệnh DTLCP xảy ra tại 57 hộ, 5 huyện. Toàn bộ 2.323 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Tại tỉnh Thái Bình, bệnh DTLCP xảy ra tại 101 hộ, 3 huyện. Toàn bộ 1.118 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.

Tại thành phố Hải Phòng, bệnh DTLCP xảy ra tại 38 hộ, 2 huyện. Toàn bộ 424 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Tại tỉnh Thanh Hóa, bệnh DTLCP xảy ra ở 1 hộ chăn nuôi tại xã Định Long, huyện Yên Định. Toàn bộ 226 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.

Tại thành phố Hà Nội, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi lợn rừng tại khu Đầm Lấm, Phường Ngọc Thụy, Long Biên. Toàn bộ 25 con lợn rừng nuôi dương tính với bệnh đã được

Tính tới ngày 12.3.2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 136 xã, 37 huyện của 13 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định).

xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Tại tỉnh Hà Nam, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.

Tại tỉnh Hải Dương, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 3 hộ chăn nuôi lợn tại xã Hiến Thành, huyện Kim Môn. Toàn bộ 107 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.

Về vi rút DTLCP, Cục Thú y cho biết, đã giải trình tự gen của vi rút DTLCP gây bệnh trên lợn tại Việt Nam, kết quả cho thấy giống 100% chủng vi rút DTLCP gây bệnh trên lợn tại Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới với chiều dài trên 1.000 km, có nhiều cửa khẩu, hàng trăm đường mòn, lối mở và các hoạt động của cư dân biên giới, chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, phương tiện qua lại,... chỉ tính riêng tại Quảng Ninh, có ngày có trên 10.000 lượt người qua lại ở biên giới hai nước.

Lượng xe cộ, phương tiện vận chuyển cũng được người dân Việt Nam và các nước sử dụng nhiều nên rất có thể mang theo mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam.

Ngoài ra, lượng khách đi du lịch từ các nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước Châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt lợn nên có thể đưa mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam (tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,...).

Bên cạnh đó, “Tại nước ta, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh” - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết.

Tăng cường giám sát dịch tả lợn châu Phi

Theo Cục Thú y, nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch ở Trung Quốc đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.



Bên cạnh đó, hiện nay, thời tiết tại các tỉnh phía Bắc biến đổi bất lợi, rét và mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan. Trong khi hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước dịch bệnh nguy hiểm, để không chế dịch lây lan, Bộ NN&PTNT đã thành lập nhiều Đoàn công tác liên ngành để đi ngăn chặn dịch tả lợn châu phi, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn đến các địa phương trọng điểm: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai để phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện các biện phòng, ngăn chặn dịch bệnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đến các địa phương trọng điểm (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bính, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam) kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện các biện phòng, ngăn chặn dịch bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trực tiếp đến các tỉnh, thành phố có bệnh DTLCP để chỉ đạo quyết liệt việc xử lý, tiêu hủy toàn bộ số lợn các hộ dương tính, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trực tiếp đến các địa phương kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch DTLCP.

Theo đó, tất cả số lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ được tiêu hủy bằng phương pháp chôn sâu 3 - 4m, bổ sung hóa chất sát trùng, vôi củ, vôi bột chuồng trại, khu chăn nuôi và các khu vực lân cận.

Bài, ảnh: Khánh Nguyên