dd/mm/yyyy

Thực hư chuyện bơm tiết lợn biến cá thu ướp lạnh thành cá tươi

Cá thu là loại cá rất được ưa chuộng bởi sự thơm ngon đặc trưng của nó. Nhiều người đi biển thường hay cố gắng mua được vài cân cá thu đem về, nhét ngăn đá trong tủ lạnh để ăn dần. Nhưng thực sự, không phải ai bỏ tiền ra cũng mua được đúng loại cá thu chất lượng. Loại cá thu tươi, mới đánh bắt về càng hiếm.

Cá thu rất được ưa chuộng bởi sự thơm ngon đặc trưng của nó

Từ chuyện mua cá thu ngoài chợ cá

Có thể thấy, lâu nay, hầu hết các gia đình đều "sính" món cá thu bởi món cá này: sốt, kho, ram mặn...đều ăn với cơm rất hợp và cũng rất thơm ngon, nhiều chất. Các gia đình nghỉ hè đi biển thường hay tìm mua cá thu đem về. Có người mua vài cân để tích trữ, cho ngăn đá trong tủ lạnh dùng dần. Nhưng thực tế, cá thu chất lượng không thể đủ đáp ứng nhu cầu lớn như vậy.

Mới đây trên mạng xã hội (Facebook), chủ một tài khoản đã bóc mẽ câu chuyện bán cá thu tươi không có tâm của người bán hàng.


Cá thu tươi ngon thường có giá cao và không phải lúc nào cũng có

 Tôi định can dán anh chị đừng mua. Nhưng tôi không thể làm được, bởi lẽ tôi cũng là người bán hải sản và quanh năm ngày tháng làm ăn ở đây, không thể nào mà “bóc phốt” người bản địa ngay trên mảnh đất của họ được.

Trong câu chuyện đó, anh này kể: “Đợt rồi gia đình vợ chồng anh bạn vào chơi, cho đến sáng sớm ngày về, thì họ có nhờ tôi dẫn ra biển mua ít hải sản tươi đem về làm quà. Chuyện không có gì to tát nếu họ không mua cá thu. Bởi hôm đó nhà chị mua 2 con cỡ 10 kg, với giá 180.000 đồng/kg.

Thực ra cá thu anh bạn tôi mua hôm ấy là cá xe (cá xe: tiếng lóng chỉ cá nơi khác về và được bảo quản kho đông lạnh lâu ngày, cá không còn được tươi nữa). Còn cá biển đánh về hôm đó bán tại bãi là 230.000 đồng/kg (bán cho dân buôn), chứ thực tình nếu mua lẻ cá ấy không dưới 250.000 đồng/kg.

Có đôi khi cá xuống thấp hơn vài giá nhưng không thường xuyên, và không rẻ đến nỗi khi qua lái buôn rồi mà bán ra thị trường với giá 170.000 - 180.000 đồng/kg.”

Mánh khóe biến cá ướp lạnh thành cá tươi

Để tìm hiểu rõ hơn, PV đã liên lạc trực tiếp với anh H. là một người chuyên buôn hải sản với thâm niên 5 – 6 năm nay.

Vừa đóng hàng cho khách, anh H. vừa kể: “Ở chợ bãi biển, để qua mắt người mua thì họ sẽ thủ 1 ít tiết lợn bơm vào mang cá. Chỉ bơm một ít thôi, bơm nhiều nhìn sẽ rất gớm, vì máu cá không có nhiều.”


Cá tươi (đây không phải cá thu) mà cắt ra máu không chảy te te như cá đông lạnh đã được tiêm tiết lợn vào mang

“Đúng là khi câu tươi lên thì có máu cá, nhưng khi đã để ướp lạnh qua đá nửa ngày thì máu sẽ đông lại và thẩm thấu vào thịt, nên nó sẽ không chảy ra ngoài nhiều. Còn để lòe người mua thì người ta sẽ bơm vào mang để giữ màu đỏ lâu, lúc cắt, mổ hay dốc ngược thì máu sẽ chảy ra.”, anh H. cho biết thêm.

Nhưng theo anh H., cá cấp đông vẫn có thể có máu nhưng cá phải được cấp đông bằng máy 2 cấp và bảo quản đúng quy trình thì khi rã đông cắt ra máu vẫn tươi roi rói. Tuy nhiên, việc đánh bắt bằng tàu gỗ thì không thể có quy trình này mà vẫn phải làm đông thủ công.

 “Ngoài mánh khóe đó, với loại cá tươi đã nướng miếng rồi, có một loại gọi là “cá cam” chỉ rẻ bằng một nửa cá thu. Nhưng bằng kĩ thuật cắt khúc của riêng họ, họ cắt xéo lát giống y hệt cá thu.”

“Mình đã có 5 – 6 năm kinh nghiệm bán mặt hàng này, nên những thủ thuật này là do mình bị lừa rồi, tự học tự biết, tự rút kinh nghiệm.”, anh H. cười.

Cá thu "xịn" chỉ dân trong nghề mới biết

Theo kinh nghiệm của anh H.: “Về thớ, cá thu trắng (cá thu phấn, cá thu chồi) và cá thu đen (cá thu ngừ) giống y như nhau, nhưng chất thịt khác nhau, cá thu đen ăn độc hơn cá thu trắng. Đặc biệt với người già, trẻ em, bà bầu hoặc ai sức khỏe cơ địa yếu sẽ bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng hoặc bị dị ứng ngứa, đi ngoài.”

Không phải là cá vừa câu lên, nhưng cá đó vẫn xếp vào hàng cá tươi. Vì cá này để chưa lâu và chưa qua kho đông, mới chỉ câu lên khoảng 5 ngày thôi. Cá tươi sẽ giữ màu đen, vây và đuôi nhìn sẽ lành lặn.

Ở chợ thủy sản, sau khi mua xong khách có thể nhờ nướng cá ngay tại chỗ

Không phải là cá vừa câu lên, nhưng cá đó vẫn xếp vào hàng cá tươi. Vì cá này để chưa lâu và chưa qua kho đông, mới chỉ câu lên khoảng 5 ngày thôi. Cá tươi sẽ giữ màu đen, vây và đuôi nhìn sẽ lành lặn.

“Cá tươi thì da có màu xanh - đen. Mang cá còn đỏ thắm chưa chuyển màu thâm, đuôi và các vây vẫn đen và lành lặn, không bị đổi màu và mục nát. Đặc biệt cá thu đại dương mà tươi mới thì nó còn 2 khoang trắng bạc ở 2 bên vây đuôi.”, anh H. cho biết thêm.

Những kiến thức này không phải ai cũng biết nên lừa khách rất đơn giản. Ngay cả dân ở đây mà không phải dân biển cũng có thể nhầm lẫn. Nên để mua được hàng chuẩn, chủ yếu vẫn là do lương tâm và uy tín của người bán. Họ tử tế, đàng hoàng thì có hàng thật, không thì vẫn mua phải hàng giả bình thường.

Mua được cá ngon phụ thuộc lương tâm người bán

Để mà truy nguồn gốc thì ngay cả người bán như anh H. cũng không biết. Nhưng theo anh, khi hỏi bất kì một kho đông lạnh ở các cảng cá Việt Nam thì đều nhận được câu trả lời là hàng miền Nam.

Tuy nhiên, anh H. cho rằng: “Thật ra mà nói, nguồn tươi sống còn không đủ cung cấp trong Nam. Dân trong Nam ăn nhậu nhiều, nên chỉ để bán trong đó là hết.”

Món cá thu kho luôn được người tiêu dùng ưa thích

Ngoài ra, chủ tàu khi đi tàu có đồ gì tươi ngon mà bắt được là họ ăn ngay trên tàu. Đồ tươi ngon về cảng, người dân biết thì họ sẽ chung nhau tiền để mua luôn, giống như việc chung lợn sạch.

Số lượng nhiều nữa, nhà thuyền sẽ có mối trung thành, từ to đến nhỏ là họ mua hết nên để sản phẩm sạch, tươi ngon thực sự ra ngoài cho người dân bình dân dùng thì hơi khó.

Nhiều năm trong nghề, anh H. có một thông tin khá hay là, ở ngoài khơi, có một chợ nổi, đây là nơi giao thương của rất nhiều ngư dân của cả Việt Nam, ở một số tỉnh: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,...

Tại đó, những người đi đánh bắt xa bờ sẽ trao đổi nhu yếu phẩm, dụng cụ ngư nghiệp, xăng dầu,... Ngoài ra họ còn trao đổi cả hàng hóa, ví dụ như trong Quảng Nam, họ đánh được nhiều cá thu, nhưng người ta lại thích mực nên họ sẽ trao đổi nhau để cân bằng cung – cầu 2 bên.

Ngoài những ngư dân của Việt Nam ra, những tàu to đi xa họ lại giao thương với cả ngư dân Phillipines, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,...nên để xác định nguồn gốc là rất khó.

Đắt sắt ra miếng, đừng ham của rẻ

Theo anh H, đuôi cá mục, tức là đã để rất lâu, qua nhiều mối rồi nó mới mục như thế, loại đó có giá tại kho đông hiện tại thời điểm này là 150.000 đồng/kg loại nhỏ, loại to 160.000 đồng/kg.

Như vậy tính ra giá trước khi về kho giá cá còn rẻ hơn nữa, hiện với giá dầu, giá thuê nhân công, lãi suất ngân hàng,... đánh cá về mà bán 50.000 – 100.000 đồng/kg thì không đủ vốn.

Cá thu có giá khác nhau, những loại cá đuôi đã mục giá sẽ rẻ

Cá qua thương lái, rồi vào kho, xong lại qua người bán lẻ mới đến người tiêu dùng cũng chỉ thể lên đến 150.000 đồng/kg, với giá đó mà bảo là cá vừa mua tại tàu thì không bao giờ có.

 “Mình về bán lại cho khách con to 5 – 7 kg nhỉnh hơn một chút, còn lại loại 3,5 kg trở lên rơi vào 250.000 đồng/kg. Mình ăn chênh 2 giá và đa phần là đổ buôn lại.”, anh H. nói.

Theo anh H.: “Nếu tàu cá có loại cá đó tươi đó, dân buôn sẽ mua ngay tại tàu với số lượng lớn. Như sáng sớm nay, giá mua 23 con là 230.000 đồng/kg, to nhỏ không cần biết.”

Nhưng để mua buôn được thì anh H. đã phải tranh giành rất nhiều và phải có sự tin cậy. Khi hàng ra nhiều, anh H. phải mua nhiều cho họ. Ngay cả 2 giờ sáng họ gọi điện bảo “có 30 con hàng tiêu chuẩn thì cũng phải ôm tiền ra lấy cả”.

Tuy không phải tất cả nhưng theo kinh nghiệm của anh H, hơn 90% cá thu ra Hà Nội toàn hàng nhập khẩu, hàng kho đông. Hàng tươi sống may ra chỉ có ở các nhà hàng cao cấp.

Theo Thế Hưng