dd/mm/yyyy

Thịt này nhiều người mê, rẻ hơn thịt bò, bổ hơn thịt cừu, ăn vào dưỡng phổi, bổ dạ dày

Đây là loại thịt phổ biến, dễ mua, giá rẻ, ăn nhiều bổ phổi, dưỡng sức khỏe rất tốt.

Vào mùa đông, mọi người có xu hướng ăn nhiều các loại thịt để bổ sung năng lượng, tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng. Trong số các loại thịt, thịt vịt được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng.

Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng có trong 100 gr thịt vịt gồm: Năng lượng 326 kcal; Chất đạm 16 gr; Hàm lượng chất béo 28,6 gr; Canxi 15 mg; Hàm lượng phốt pho 188 mg; Sắt 2 mg; Vitamin A 900 IU; Vitamin B1 0,1 mg và một số khoáng chất quan trọng khác.

Với những chất dinh dưỡng vừa nêu, thịt vịt có nhiều lợi ích sức khỏe có thể kể đến như: Duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần; Giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và loại bỏ khí trong dạ dày; Giúp phát triển các nội tạng, ổn định chức năng và hiệu suất cơ bắp; Tăng cường sinh lực đàn ông, làm chắc khỏe răng và xương; Chăm sóc da và tóc khỏe mạnh; Ổn định nhiệt độ cơ thể và giảm đau họng; Cải thiện hệ thống miễn dịch, chất chống oxy hóa tự nhiên cho cơ thể; Hỗ trợ hoạt động các enzyme...

Còn theo Đông y, ăn nhiều thịt vịt sau ngày đông chí có thể giúp xua tan cảm lạnh, làm ấm cơ thể, bồi bổ âm khí và bổ sung những phần thiếu hụt. So với thịt bò thì thịt vịt tiết kiệm hơn lại bổ dưỡng hơn thịt cừu. Đặc biệt thịt vịt có tác dụng bổ phổi, kiện tỳ và dạ dày.

Thịt này nhiều người mê, rẻ hơn thịt bò, bổ hơn thịt cừu, ăn vào dưỡng phổi, bổ dạ dày- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Với những lợi ích như trên, thịt vịt trở thành nguyên liệu lý tưởng trong mùa lạnh, không chỉ cung cấp đủ năng lượng mà còn tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các đợt cảm lạnh.

Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn có thể bỏ da vịt đi khi chế biến, khi đó ăn nhiều cũng không sợ tăng cân mà vẫn giữ được hương vị nguyên bản của thịt vịt.

Dưới đây là một số món ăn thuốc từ thịt vịt bạn có thể tham khảo:

- Chữa sinh lý yếu, mộng tinh di tinh, đau lưng mỏi gối: Dùng bài Canh vịt nấm hương: thịt vịt, cà rốt, kỷ tử, nấm hương, hạt sen, gừng, hành, táo đỏ, mùi, gia vị vừa đủ nấu ăn.

- Chữa đau đầu, chóng mặt ù tai, khó ngủ: Dùng bài Canh khoai sọ thịt vịt: thịt vịt ướp gia vị, khoai sọ, rau nhút, mắm muối, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn, tuần vài lần.

- Chữa tiểu buốt, dắt, tiểu vàng đục: Dùng bài Lẩu thịt vịt lá giang: thịt vịt, lá giang, hoa chuối, rau muống, gừng, sả, ớt, gia vị vừa đủ, nấu lẩu ăn.

- Chữa viêm gan vàng da, tiểu vàng: Dùng bài Lẩu vịt nấu nấm: thịt vịt, nấm rơm, nấm đông cô, nấm sò, đậu phụ, nước dùng vịt, rau ăn lẩu như rau muống, rau cải, hoa chuối, giá đậu, gia vị vừa đủ.

- Chữa chứng nóng trong, miệng khô khát: Dùng bài Canh bí thịt vịt: thịt vịt, bí đao, gừng, hành, mùi, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn.

- Chữa ăn kém, mệt mỏi, phù mặt và tay chân: Dùng bài Cháo vịt đậu xanh: thịt vịt, tiết vịt, gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, giá sống, gừng, hành, mùi, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn nhiều lần.

- Chữa táo bón, hoa mắt chóng mặt: Dùng bài Canh đu đủ thịt vịt: thịt vịt, đu đủ, khoai tây, muối, tiêu, nước dùng vịt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

- Chữa phụ nữ kinh nguyệt ít, hay bốc hỏa: Dùng bài Vịt nấu chao: thịt vịt, khoai môn, rau muống, chao đậu, nước dừa xiêm, bún, gừng, tỏi, ớt, gia vị vừa đủ, nấu ăn tuần vài lần.

- Chữa nhiều mồ hôi, người nóng khó ngủ: Dùng bài Canh vịt nấu củ sen: thịt vịt, củ sen, đậu Hà Lan, cà rốt, hạt sen, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn, tuần vài lần.

- Chữa đau lưng mỏi gối, váng đầu, miệng khô: Dùng bài Gỏi vịt bắp cải: thịt vịt luộc xé, bắp cải, dưa chuột, hành tây, cà rốt thái nhỏ, đậu phộng rang, rau răm, chanh, tỏi, ớt, gia vị vừa đủ, làm gỏi ăn tuần vài lần.

Theo Minh Hoa (Người đưa tin)