- Trang chủ
- Quả sơn tra
Quả sơn tra
Ngày hội hoa sơn tra huyện Mường La năm 2023
Sáng 18/3, tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) đã tổ chức khai mạc Ngày hội hoa sơn tra năm 2023.
Yên Bái: Nông dân vùng đất này trồng thứ cây dại gì tên nghe mỹ miều nhưng phải đi từ "chua chát" đến hạnh phúc?
Ngày nay, thứ quả dại ở rừng có vị chua chát nhưng lại có cái tên mỹ miều "sơn tra" không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào vùng cao huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) mà còn trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có thương hiệu, có gắn kết sản xuất và chế biến.
Nhiều gia đình thoát nghèo nhờ thuần hóa cây mọc dại
Từng là cây mọc dại trên các triền núi cao, sơn tra được thuần hóa và trở thành một trong những loại cây chủ lực giúp nhiều gia đình thoát nghèo ở Sơn La.
Biến rừng lau, cỏ dại thành đồi táo, lãi hàng trăm triệu/năm
Giữa nơi cồn mây hun hút gió, quanh năm mây mù sương phủ, mới nhắc đã thấy rờn rợn bởi vùng đất xa xôi và cách trở, nhiều người đã rời bản, rời quê hương đi tìm miền đất khác để sinh kế. Ấy thế lại có anh nông dân người dân tộc Mông dám nghĩ khác và làm khác, quyết tâm bám đất bám núi, biến rừng lau lách, cỏ dại thành đồi táo sơn tra xanh ngút ngàn, thu cả trăm triệu mỗi năm. Anh là Giàng A Chinh - nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018.
Lên núi hái "lộc rừng", nông dân Tỏa Tình thu tiền triệu mỗi ngày
Ở vùng đất quanh đèo Pha Đin hùng vĩ, thuộc huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), cây sơn tra (còn gọi là táo mèo) đã “bén duyên” gần 20 năm nay. Cũng như các loại cây lương thực khác hay một số loại cây công nghiệp như cà phê, sa nhân..., cây sơn tra hiện đang phát huy giá trị kinh tế cao, góp phần giúp đồng bào người Mông xã Tỏa Tỉnh xóa đói giảm nghèo và vươn lên khấm khá.
Kỳ lạ loại quả vị chát xít, chua rùng răng mà ai cũng thích
Đồng bào Mông ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái không ai biết cây sơn tra (táo mèo) có từ bao giờ, chỉ biết rằng, ở trên tận đỉnh núi mù sương có cây sơn tra già nhất, tính theo thế hệ cha ông cũng hơn 300 năm tuổi. Từ một cây mọc tự nhiên ở triền núi, hiện nay cây sơn tra đã có mặt ở khắp nơi, giúp người dân địa phương có thu nhập khá.
“Dị nhân” Chiềng Bôm từng nhịn đói để gây cơ đồ trên núi
“Hơn 10 năm nay, thu nhập của gia đình tôi ngày một tăng lên. Năm 2016, chỉ riêng tiền bán quả sơn tra (quả táo mèo-PV), tôi đã thu được hơn 100 triệu đồng. Đàn trâu, bò của tôi bây giờ đã có tới 17 con và dàn dê hàng chục con dê” – lão nông Thào Giống Sềnh, 65 tuổi, bản Hua Ty B, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu (Sơn La) thổ lộ.