Mấy năm gần đây, cứ độ ra Tết, chị em lại rủ nhau mua loại quả rừng giống hệt quả nho, màu tím thẫm về để ngâm đường, làm nước siro giải khát trong những ngày hè. Đó là trái nho rừng.
Trước tiên, để nói về nho rừng thì đây là một loài cây mọc hoang dại trong rừng, có trái nhỏ từng chùm. Quả non có màu xanh, vị chua; khi chín chuyển dần qua màu đỏ đến tía, vị hơi ngọt. Ở một số địa phương, quả nho rừng còn được gọi là quả giác.
Đa phần trước đây cây nho rừng mọc hoang trong các cánh rừng ít ai để ý nhưng sau đó, người ta phát hiện ra nho rừng là loại quả rất tốt cho sức khỏe nên nhiều người đã tìm mua về làm thực phẩm và làm thuốc.
Được biết, nho rừng bắt đầu ra quả vào tháng 7 hàng năm, quả chín dần khi bước vào tháng 9 và có thể thu hái được.
"Trái nho rừng lúc còn xanh sẽ có vị chua và chát, ngứa đầu lưỡi và cuống họng. Nhưng khi ăn quả chín sẽ có vị chua ngọt hấp dẫn. Trước đây bà con đi rừng rồi tiện hái trái để ăn chơi, còn bây giờ trái nho rừng đã trở thành loại quả đặc sản rất được ưa chuộng, hàng bán bao nhiêu cũng hết. Nhiều người dân ở Tây Bắc và Tây Nguyên còn mở rộng mô hình trồng nho rừng để thu hoạch quả", anh Chính (trú tại huyện Ea Kar - Đắk Lắk) chia sẻ với tạp chí Tri thức & Cuộc sống.
Theo anh Chính, quả nho rừng mọc thành từng chùm, mỗi chùm nặng 2-3kg. Dù có mức giá khá đắt, nhưng loại quả rừng này lại rất được lòng các bà nội trợ mua về ngâm siro, ngâm rượu. Lý do là bởi nho rừng là loại quả sạch, mọc tự nhiên trong rừng và không chất bảo quản, không thuốc bảo vệ thực vật nên sử dụng yên tâm. Hơn nữa, loại nho này ngâm siro rất thơm ngon, màu lại đẹp, hơn hẳn các loại nho khác.
Theo khảo sát của tạp chí Saostar , hiện trên thị trường nho rừng được bán với giá khá cao, 100.000-120.000 đồng/kg. Loại quả này mọc thành chùm nhưng lúc chín dễ bị giập nát, khó bảo quản nếu vận chuyển đường xa. Vì thế người bán đã hái rời từng quả sau đó đóng túi, hút chân không bán đi khắp các tỉnh thành
Chị Ánh - người bán nho rừng trên chợ mạng cho biết chị gom hàng của người dân ở Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình sau đó bán đi các tỉnh thành, bán trên mạng xã hội. "Mua tận nơi, giá nho rừng khoảng vài chục nghìn đồng một kg, nhưng loại quả này khó bảo quản, dài vận chuyển đường xa nên giá đội lên.
Những năm trước đến mùa mỗi ngày tôi bán cả tạ nho rừng, cả bán sỉ và bán lẻ. Có khi người ta đặt dồn dập, hàng về không đủ trả cho khách, phải hẹn sang chuyến sau. 2 năm nay nho rừng khó bán hơn, lượng hàng chỉ bằng một nửa", chị Ánh chia sẻ.
Tiếp theo bạn ngâm nho với rượu 45 độ theo tỉ lệ 1:2, tức 1kg quả tươi ngâm cùng 2 lít rượu. Rượu nho rừng ngâm trong 1 tháng trở lên là có thể dùng được.
Thành phẩm là rượu nho có màu tím sẫm, vị ngọt và hơi chua, uống rất ngon.