dd/mm/yyyy

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bắc Yên (Sơn La) đưa ra nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên để bảo đảm phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Yên là huyện vùng cao với trên 93% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Dao, Mường, Thái... Trình độ nhận thức của người dân không đồng đều, đời sống kinh tế - xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, huyện đã tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong phát triển kinh tế - xã hội. Huy động các nguồn lực đầu tư, ưu tiên giảm nghèo bền vững, giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Huyện Bắc Yên (Sơn La) có trên 93% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Văn Ngọc

Gia đình bà Đinh Thị Tìm, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) vôn là hộ nghèo của xã. Năm 2015 gia đình bà được nhà nước hỗ trợ 2 con bò giống. Sau vài năm chăm sóc, đến nay đàn bò của gia đình bà đá phát triển hơn 10 con, qua đó góp phần ổn định đời sống của gia đình bà.

"Trước kia, gia đình tôi nghèo lắm, nhà chỉ có mấy nghìn m2 đất trồng sắn, thu nhập không được bao nhiêu, kiếm miếng ăn hàng ngày. Từ khi được nhà nước hỗ trợ bò giống, gia đình tôi đã đã phát triển đàn bò lên. Hàng năm, từ bò mẹ sinh sản ra, tôi bàn 2-3 con bò. Gia đình cũng có một khoản để chi tiêu hàng ngày, tôi cũng dành một phần để cho con đi học" bà Tìm nói.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Gia đình bà Đinh Thị Tìm, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) thoát nghèo nhờ chính sách dân tộc. Ảnh: Văn Ngọc

Còn tại xã Tà Xùa, chủ yêu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, với cây trồng chủ lực là chè, từ năm 2016 đến nay, thông qua các nguồn vốn Chương trình 30a, 135 của Nhà nước, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, cùng các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huyện, xã Tà Xùa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chăm sóc giống chè đặc sản. Đồng thời, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, đưa vào trồng giống chè Shan tuyết chất lượng cao.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Huyện Bắc Yên (Sơn La) Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu để phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Mùa A Sang, Chủ tịch UBND xã Tà Xùa, huyên Bắc Yên (Sơn La) , cho biết: Đến nay, xã có gần 200 ha chè Shan tuyết, 1.650 cây chè cổ thụ đang cho thu hoạch, tập trung tại các bản như: Bản Bẹ, bản Tà Xùa và bản Chung Chinh, sản lượng chè búp tươi đạt gần 1.000 tấn/năm. Hiện, người dân trong xã đang áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất; chủ động tìm mối liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm chè đem lại thu nhập cao.

Hiện nay, xã Tà Xùa đang phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện quy hoạch cây chè thành vùng trồng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung với quy trình sản xuất sạch, an toàn. Khuyến khích bà con tham gia vào HTX để mở rộng vùng nguyên liệu, gắn vùng sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Xã phấn đấu đến hết năm 2025 trồng mới 50 ha chè, nâng diện tích chè đặc sản của xã lên 300 ha, để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 3%-4%/năm và phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 6.

Người dân tộc Mông tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) có thu nhập cao từ cây chè. Ảnh: Văn Ngọc

Bắc Yên có nhiều chính sách đầu tư, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đăng Thức, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Yên cho biết: Huyện Bắc Yên là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La; có diện tích tự nhiên 109.867,3 ha, gồm có 15 xã và 01 thị trấn; dân cư sinh sống gồm 14.371 hộ, 70.440 nhân khẩu, thành phần dân tộc gồm có: dân tộc Mông, Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày, trong đó dân tộc Mông chiếm 45,63%, Dân tộc Thái chiếm 30,33%, Dân tộc Mường chiếm 16,54% , Dân tộc Kinh chiếm 4,32%, Dân tộc Dao chiếm 2,98%, Dân tộc Khơ Mú chiếm 0,15 %, Dân tộc Tày chiếm 0,04%.

Trong những năm qua, huyện Bắc Yên thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc được triển khai đầy đủ, kịp thời. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được đảm bảo ổn định và giữ vững, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được giải quyết kịp thời; công tác quốc phòng tiếp tục được xây dựng và củng cố; công tác tuyên truyền di dịch cư tự do, truyền học đạo trái phép, không tái trồng cây thuốc phiện được chú trọng và tăng cường, chính sách an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 7.

Huyện Bắc Yên (Sơn La) đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Văn Ngọc

Kết quả triển khai thực hiện một số chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Tổng vốn năm 2022 thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-QH14 của Quốc hội khóa 14 phê duyệt Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thực hiện năm 2022: 43.712,5 triệu đồng. Đầu từ về đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư. Đầu tư cơ sở hạ tầng Giao thông, công trình điện, thủy lợi, chợ đầu mối, duy tu bảo dưỡng công trình, nhà văn hóa, cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã. Đào tạo nghề, hỗ trợ hoạt động cho các đội văn nghệ truyền thống. Hỗ trợ trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Đầu tư tạo sinh kế bền vững, phát triển KT-XH nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 8.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 9.

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Bắc Yên đã vực dậy và từng bước phát triển địa bàn khó khăn này. Ảnh: Văn Ngọc

Để thực hiện có hiệu quả các chính sách về dân tộc, trong thời gian tơi, phòng Dân tộc huyện Bắc Yên (Sơn La) Tiếp tục thực hiện công tác nắm tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trong đồng bào dân tộc, phối hợp các ngành chức năng tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chỉ đạo, xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh trên địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần ổn định và phát triển trong vùng dân tộc thiểu số huyện. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu, chính sách đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Đề ra giải pháp mang tính đặc thù để ổn định và phát triển một số lĩnh vực còn yếu kém trong đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng còn khó khăn của huyện. Phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện để tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Tổ chức tập huấn cung cấp thông tin cho người có uy tín năm 2023. Tiếp tục kiểm tra, nắm bắt tình hình việc thực hiện các chương trình mục tiêu, chính sách đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo yêu cầu của UBND tỉnh, Ban dân tộc tỉnh, huyện ủy, HĐND-UBND huyện theo quy định.


Văn Ngọc - Nguyễn Vinh