Giun đất
Xác thực vật (lá, cỏ, rễ chết) và phân hữu cơ là nguồn thức ăn của giun đất, chứa nhiều thành phần hữu cơ và khoáng chất, do vậy chất thải của giun khá giàu dinh dưỡng.
Giun đất là một trong số nhiều loài sinh vật có lợi. Khi giun chết đi, cơ thể chúng bị phân hủy và đóng góp nguồn nitơ dồi dào. Trung bình mỗi năm, một cá thể giun đất có thể chuyển hóa hàng trăm tấn đất, giúp đất trở nên màu mỡ.
Những vùng đất có những sinh vật có lợi như giun sinh sống sẽ thoát nước nhanh gấp 10 lần so với đất thường. Việc giun di chuyển và đào hang không chỉ tạo ra những đường rãnh để nước không ứ đọng, mà còn khiến đất tơi xốp và phân bố đều chất dinh dưỡng. Nhờ vậy, các nhánh của rễ cây dễ dàng hô hấp và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Ong giúp cây trồng thụ phấn, tăng năng suất hạt và quả
Hiện tại, hơn hai phần ba cây trồng trên thế giới (bao gồm cả cây có hạt, rau màu và trái cây) đều phụ thuộc vào việc thụ phấn của các loại côn trùng có lợi như ong. Trong quá trình ong mật chui vào nhụy hoa, những hạt phấn hoa sẽ dính lên người chúng. Khi ong bay tới hoa khác, các hạt phấn đó rơi vào nhụy hoa và bắt đầu quá trình thụ phấn.
Ngoài khả năng thụ phấn, ong ký sinh là thiên địch của các loài côn trùng có hại như bướm trắng, bướm ngũ sắc, sâu bông, sâu keo... Do đó, thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế một cách tối đa, tăng sức đề kháng của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. Nhà nông nên áp dụng những biện pháp sinh học và tạo môi trường sống tốt cho các loại côn trùng có lợi như ong và sinh vật có lợi như giun đất, ... để tận dụng lợi ích của chúng.
Bọ hung góp phần làm sạch môi trường và tiêu diệt ruồi gây hại
Bọ hung cũng nằm trong nhóm các loại côn trùng có lợi, thuộc họ cánh cứng nhưng có lối sống khác lạ. Chúng có thể dành cả ngày để lăn phân và vê thành hình tròn rồi đem về tổ. Trên cánh đồng cỏ, bọ hung giúp làm sạch phần lớn lượng chất thải của các đàn gia súc như trâu, bò... Chúng hay bám vào đuôi các con vật để chờ đợi những "bữa ăn" của mình. Bên cạnh đó, bọ hung còn giúp tiêu diệt ruồi, bởi ruồi thường đẻ trứng vào phân gia súc.
Kiến vàng trị kiến hôi trong vườn cam, quýt
Trong vườn cam quýt, sự có mặt của các loại côn trùng có lợi như kiến vàng sẽ đánh bay sự xuất hiện của kiến hôi (kiến đen làm cam, quýt sượng và mất nước). Một loại bệnh khác thường có trên cam quýt là greening do rầy chổng cánh gây ra khiến lá gân xanh.
Khi trồng cam, quýt, nhà nông thường nuôi thêm kiến vàng hoặc để kiến có sẵn trong môi trường phát triển tự nhiên. Để định cư kiến, bà con du nhập tổ kiến vàng từ tháng 6 đến tháng 10 vì giai đoạn này hình thành kiến chúa, kiến đực và phân đàn mạnh, chỉ cần lấy hai tổ kiến ngẫu nhiên đưa vào vườn chưa có kiến, cung cấp thức ăn trong một vài ngày đầu. Kiến vàng ưa các vườn cam, quýt có trồng xen xoài, mãng cầu, sắn. Các vườn cây loại này có kiến vàng thường cho quả nhiều nước, vỏ bóng đẹp mà không cần dùng thuốc trừ sâu.
Kiến vàng là thiên địch hữu ích.
Để bảo vệ kiến vàng không nên phun thuốc trừ sâu cực độc, chỉ phun thuốc vào buổi chiều mát khi kiến đã về tổ, tránh phun vào các tổ kiến, không phun vào các cây tạp ven đường và không phun nhiều ngày liên tiếp.
Dế nhảy ăn một số loại sâu gây hại cho cây trồng
Dế nhảy có đuôi nhọn, xuất hiện ở môi trường đất ẩm và đất khô, khi bị chạm vào sẽ nhảy từ cây này sang cây khác. Hầu hết các con trưởng thành bị mất cánh sau khi ở ruộng lúa. Dế non sắp lớn tuổi có cánh cụt, dế trưởng thành có màu đen và dế non có màu nhạt sọc nâu. Dế nhảy ăn trứng của sâu đục thân 5 vạch đầu đen, sâu cuốn lá, sâu cắn chẽn, ruồi đục lá, sâu non của bọ rầy lá và bọ rầy thân.