dd/mm/yyyy

Ly kỳ chuyện “người rừng” săn loài nòng nọc trên đỉnh mây mù

Nghe nói trên đỉnh cao nhất của vùng rừng núi xã Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), nơi được coi là “gần trời” nhất, quanh năm sương mù có loài nòng nọc to hơn ngón chân cái người lớn và khi thành ếch nặng tới 0,7kg.

Loài nòng nọc "khổng lồ" này cũng là món ăn quen thuộc, món đặc sản hiếm có của đồng bào vùng cao, nhất là người đi rừng. Phóng viên báo Dân Việt đã có 3 ngày ăn rừng, ngủ rừng để bám gót những người đầy kinh nghiệm trong việc săn tìm loài nòng nọc độc lạ này…

Như đã hẹn trước, PV Dân Việt có mặt tại xã Háng Đồng để theo chân những “người rừng”, những người được đánh giá là có những kỹ năng có thể sinh tồn trong rừng cả năm trời mà không sợ đói. Họ không là ai khác, chỉ là những người dân bình thường, nhưng vì sống và ở gần rừng từ nhỏ nên “nếu có bịt mắt thả họ vào rừng họ vẫn không bị lạc”…

Nơi quanh năm được ủ trong sương giá, mây mù có độ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển này lại có loài nòng nọc ếch to hơn ngón chân cái, dài bằng 4 đốt ngón tay, nhiều người gọi là loài nòng nọc
Nơi quanh năm được ủ trong sương giá, mây mù có độ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển này lại có loài nòng nọc ếch to hơn ngón chân cái, dài bằng 4 đốt ngón tay, nhiều người gọi là loài nòng nọc "khổng lồ".
Đến được nơi có nòng nọc "khổng lồ", phải có sức khỏe tốt, kinh nghiệm để ngược núi, xuyên qua những cánh rừng, con suối trong rừng già. 

Để lên được khu vực có con suối Làng Sáng trong và mát lạnh quanh năm, nơi mà theo những “người rừng” thì đây chính là vị trí có nhiều nòng nọc ếch "khổng lồ" cũng như cá suối nhất. Nòng nòng khu vực này to như con cá trê con, tức là to và dài hơn cả ngón chân cái người lớn.

Khu vực suối Làng Sáng có dòng nước trong và lạnh quanh năm. Đi lại khu vực này rất nguy hiểm bởi thác nước và những hòn đá, tảng đá trơn trượt bởi rêu xanh...
Khu vực suối Làng Sáng có dòng nước trong và lạnh quanh năm. Đi lại khu vực này rất nguy hiểm bởi thác nước và những hòn đá, tảng đá trơn trượt bởi rêu xanh...

Bắt nòng nọc "khổng lồ" không phải dùng chài, lưới, nơm mà dùng mồi để câu. Tuy nhiên, cần câu loài nòng nọc này lại không cần lưới câu, dây câu. Chỉ cần chiếc que dài từ 60cm đế gần 1m, dùng mồi là những miếng thịt, giun, bì lợn…kẹp lên đầu que cộng với đôi tay khéo léo là có thể câu được nòng nòng.

Miếng da lợn dùng làm mồi câu sẽ được cắt ra như thế này...
Miếng da lợn dùng làm mồi câu sẽ được cắt ra như thế này...
...và được kẹp vào đầu chiếc que như thế này là có thể câu được loài nòng nọc "khổng lồ" khôn ăn. 

Sau khi có đủ “đồ nghề”, người câu nòng nọc sẽ lựa chọn vị trí ngồi câu nòng nọc. Khi ngồi câu có thể nói chuyện nhưng không được gây tiếng động, sau đó thả đầu que kẹp mồi vào các khe đá kiên nhẫn chờ nòng nọc ra cắn mồi. Khi nòng nọc cắn mồi phải nhẹ nhàng di chuyển que về phía tay không cầm cần câu và cũng bàn tay này nhẹ nhàng luồn xuống nước, phía dưới nòng nọc để tóm gọn nòng nọc vào lòng bàn tay.

Tùy thuộc vào vị trí mà người câu nòng nọc có thể nằm hoặc ngồi, sao cho thoải moái tư thế trong quá trình câu.
Tùy thuộc vào vị trí mà người câu nòng nọc có thể nằm hoặc ngồi, sao cho thoải moái tư thế trong quá trình câu.

Do phải đi bộ trong rừng, phải ngược núi, vượt suối cả ngày trời nên những người đi bắt nòng nọc, ếch và cá suối khu vực này phải đốt lửa rồi ngủ qua đêm giữa rừng hoặc gần suối. Do đó, cá nòng nọc khi được bắt về sẽ được chế biến ngay tại rừng cùng với các loại rau rừng, như: hoa chuối, nõn chuối rừng, nấm hương…

Anh Lù A Tú, người có nhiều kinh nghiệm câu loài nòng nọc "khổng lồ" khẳng định với PV Dân Việt: Trong quá trình đi câu nòng nọc, soi ếch hay bắt cá gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải đối diện với nhiều nguy hiểm, như: trượt chân ngã xuống vực, dưới thác nước hay nguy cơ bị rắn rừng cắn… Do vậy, đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm đi rừng, có sức bền chịu rét, chịu khổ...".

Với giọng rất nghiêm trọng, anh Lù A Tú bật mí với PV Dân Việt rằng: "Đối với món nòng nọc khi chế biến, tuyệt đối không được động đũa vào, cứ để vậy mà nấu cho khi chín. Bởi khi động đũa vào để đảo thì sẽ nát hết thịt nòng nọc. Món ăn này rất bổ dưỡng, nhất là với những người đi rừng dài ngày...".

Thành quả sau một buổi kiên trì câu là 1 bát tô loài nòng nọc
Thành quả sau một buổi kiên trì câu là 1 bát tô loài nòng nọc "khổng lồ" có kích cỡ to như con cá trê con. Bên cạnh đó là một xâu đầy những con nhái rừng, ếch rừng...
Với những người đi rừng, ngoài rau rừng, cá suối...thì nòng nọc là một trong những món ăn bổ dưỡng, giúp họ hồi phục sức khỏe trong những ngày leo núi, xuyên rừng. 

Loại nòng nọc "khổng lồ" này chỉ có trên đỉnh núi cao Háng Đồng và có quanh năm. Khi còn ở giai đoạn nòng nọc, có kích thước to hơn ngón chân cái và dài bằng 4 đốt ngón tay. Nếu ngồi câu đúng khu vực thì có thể được 2-3kg trong thời gian 1 tiếng đồng hồ. Khi phát triển thành ếch, có những con nặng gần 0,7kg. Còn với loại to bình thường thì chỉ cần 3 con ếch loại là được gần 1kg. Giai đoạn nòng nọc đã phát triển thành ếch thì loài ếch này ăn thịt thơm, dai và ngọt. Anh Mùa A Chua, bản Háng Đồng C vừa mổ ếch vừa cho PV Dân Việt biết.

Khoảng thời gian ăn ở dài ngày trong rừng, bất kể ngày hay đêm, món nòng nọc, ếch sẽ được chế biến và ăn ngay tại rừng.
Khoảng thời gian ăn ở dài ngày trong rừng, bất kể ngày hay đêm, món nòng nọc, ếch sẽ được chế biến và ăn ngay tại rừng.
 Được biết món nòng nọc được người dân vùng cao tại một số bản ở Háng Đồng coi là món ăn đại bổ dưỡng.

Rất nhiều du khách dưới xuôi lên Háng Đồng muốn thưởng thức cũng như được trải nghiệm quá trình đi câu nòng nọc, nhưng vì quãng đường đi vất vả, nguy hiểm, phải ăn rừng, ngủ rừng nên hiếm người được trải nghiệm và thưởng thức món ăn độc lạ này.

Ếch rừng, đặc biệt là nòng nọc
Một bữa ăn giữa rừng ở độ cao trên 2.000 m so với mặt nước biển của đoàn công tác triệt phá cây thuốc phiện vùng giáp ranh giữa tỉnh Sơn La-Yên Bái. Và trong bữa ăn luôn có món nòng nọc "khổng lồ", ếch rừng... 

Ếch rừng, đặc biệt là nòng nọc "khổng lồ" trên đỉnh mây mù Háng Đồng là món ăn không phải ai cũng được thưởng thức vì khó kiếm, để bắt được rất gian nan về đi lại.

Già bản Mùa A Chu, bản Háng Đồng C, bảo: Đây là món ăn quen thuộc từ nhỏ và đã ăn rất nhiều lần. Món ăn này rất bổ, sạch vì nòng nọc ở vùng cao không lo bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, nhất là khi phát triển thành ếch. Trên này, ngoài món nòng nọc và ếch, còn có món chuột rừng, cá suối, trong đó có cá Dầm Xanh, một trong những loài cá nằm trong nhóm cá tứ quý từng để tiễn vua. Chuyến sau mời nhà báo lên, tôi sẽ đích thân đưa đi săn chuột rừng, bắt cá Dầm Xanh và khám phá thêm núi rừng nơi đây…

Quốc Tuấn