Bán Phi điệp tiền tỷ bắt đầu phải kê khai thuế
Mới đây, ông Nguyễn Văn Khiên - Chủ tịch UBND xã Cao Dương (Lương Sơn, Hòa Bình) xác nhận, đơn vị đã ký giấy mời gửi tới các chủ vườn lan trên địa bàn đến trụ sở Đội Quản lý thuế liên ngành để kê khai thuế bán lan cảnh .
Theo ông Khiên, thông qua theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội và người dân, Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã nắm được những cơ sở rao bán, giao dịch lan cảnh nên yêu cầu những cơ sở này phải kê khai thuế theo Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
“Phía địa phương cũng sẽ tăng cường quản lý, giám sát các giao dịch lan cảnh trên địa bàn, yêu cầu các bên tham gia giao dịch phải chấp hành đúng quy định pháp luật về nộp thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp" - vị Chủ tịch UBND xã Cao Dương cho biết.
Cũng theo ông Khiên, những chủ cơ sở bán lan cảnh trên địa bàn được gửi giấy mời làm thủ tục kê khai thuế bán lan cảnh là do có sự yêu cầu của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, các cơ sở này còn phải đăng ký kinh doanh thông qua cơ quan Hợp tác xã Nông nghiệp để hoạt động để chính quyền có định hướng đúng đắn nhằm cho ngành lan phát triển lành mạnh.
Thu thuế lan: Hết cửa thổi giá?
Chia sẻ với báo chí sau thông tin thu thuế lan đột biến tiền tỷ, luật sư kinh tế quốc tế Trần Hồng Khanh - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhận định, việc buộc các chủ vườn lan phải kê khai thuế là hoàn toàn đúng quy định.
Trường hợp chủ cây lan đó là cá nhân kinh doanh thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Trường hợp người bán là nông dân, giò lan đáp ứng đủ điều kiện là sản phẩm nông nghiệp qua sơ chế, chế biến thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Nếu nhà vườn đăng ký kinh doanh, là doanh nghiệp thì đương nhiên phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...
Khi đó, luật sư này khẳng định, các cuộc giao dịch lan đột biến tiền tỷ sẽ được kiểm soát, số tiền thuế phải nộp dựa trên giá trị của cuộc giao dịch đó. Chính vì thế, nếu tổ chức hay cá nhân nào thổi giá thì đương nhiên sẽ phải nộp các loại thuế theo pháp luật quy định. Từ đó, sẽ giảm bớt nguy cơ thổi giá của mặt hàng giao dịch.
Mua cây 28 tỷ đồng, đại gia vẫn khen "rất rẻ"
Đã từng được giao dịch với giá 16 tỷ đồng, nhưng một lần nữa, cây sanh cổ “ Tiên lão giáng trần ” lại khiến nhiều người phải trầm trồ khi có đại gia mua lại với giá 28 tỷ đồng.
Chủ cũ của cây là anh Nguyễn Văn Chí đã chia sẻ rằng, việc mua cây là để chơi chứ không muốn bán.
Tuy nhiên, anh Chí vẫn nói với anh Toàn (người mua cây) rằng: "Nếu anh muốn lấy thì đúng 30 tỷ đồng thì em mới bán, kể cả bán với giá 30 tỷ đồng em vẫn rất tiếc.”
Dù bị nói thách với giá cao, nhưng anh Toàn vẫn chi 28 tỷ đồng ra để sở hữu cây sanh cổ này. Chia sẻ trong cuộc giao dịch, anh Toàn cho rằng, thực ra giá mua vẫn còn rẻ. Nếu giá gấp đôi tôi vẫn mua. Phải đưa về giá trị thực của nó, không thể rẻ như thế này được.
"Tôi mong muốn cây Việt Nam ngang với cây thế giới, trên thế giới có những cây 10 triệu USD, tôi cho rằng giá cây Việt Nam rất rẻ", anh Toàn nói.
Đổi 8 lô đất không được một cây Sanh
“ Mộc thạch nghênh phong ” được cho là có nguồn gốc từ một gia đình quý tộc thời phong kiến. Theo kết quả giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội vào năm 2010, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây Sanh này có độ tuổi khoảng 165 năm tuổi.
Song, trên thực tế tuổi thọ của cây có thể còn cao hơn, bởi qua năm tháng cây biến dị nên việc xác định chính xác số tuổi gặp rất nhiều khó khăn cho giới khoa học.
Cây sanh này hiện đang thuộc sở hữu của ông Bùi Văn Thái (Hoàng Mai, Hà Nội). Tác phẩm này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Cây sanh ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất châu Á" vào ngày 18/12/2010.
Chủ nhân của cây cho biết, ông đã sở hữu nó cách đây 20 năm trước, thời điểm đó mua cây rất khó khăn vì cây cổ, rất hiếm. Sau khi mua về vườn, đã có doanh nhân muốn đổi 8 lô đất ở Hà Nội nhưng ông không đồng ý.