Gà rừng là giống gà hoang nên việc thuần dưỡng chúng rất khó, với những con gà rừng đã thuần hóa thì chúng vẫn nhút nhát. Vì vậy việc chăm sóc gà rừng rất quan trọng trọng quyết định thành công của bạn. Với những người mới nuôi nên nuôi gà rừng đã thuần hóa, gà rừng rất khó nuôi và sinh sản ít.
Gà rừng là giống gà hoang nên việc thuần dưỡng chúng rất khó. Ảnh minh họa
Mỗi năm gà rừng mái chỉ đẻ khoảng 20 trứng chia làm 2 lứa nên khó nhân giống. Bà con cần tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi gà rừng. Khi chọn giống cần chọn những con khỏe mạnh nhanh nhẹn để có sức khỏe tốt chống trọi bệnh tật và môi trường nuôi không giống ngoài tự nhiên.
1. Có hai phương pháp nuôi gà rừng được áp dụng phổ biến là nuôi nhốt và nuôi thả.
+ Gà rừng nuôi nhốt:
Là phương thức nuôi nhốt trong chuồng. Cách làm chuồng gà khá đơn giản, chỉ cần cao ráo thoáng mát có nền đất cát và đủ rộng với số lượng gà. Chuồng thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, xung quang chuồng nên có cây cối để môi trường sống gần với thiên nhiên, có đủ máng thức ăn và nước uống hoặc dàn đậu cho chúng.
+ Gà rừng nuôi thả:
Phương pháp này đối với gà trên 1 tháng tuổi. Nên thả ở những khu vườn, đồi núi thấp hoặc dưới những tán rừng nơi có nhiều cỏ dại. Chú ý gà nuôi thả phải là gà đã thuần hóa để chúng không bỏ đi với cuộc sống hoang dại trước đó. Chúng sẽ tự kiếm ăn ở các khu vườn, khu rừng như thế gà rừng mới đủ chất, thịt thơm ngon và bộ lông mới đẹp được. Không nên thả nuôi chung với các loại động vật khác như chó mèo vì chúng có thể làm hại đến đàn gà rừng khiến chúng sợ và bỏ đi.
Chuồng nuôi cần có không gian để gà rừng vận động. Ảnh minh họa
2. Thức ăn cho gà rừng
Thức ăn của gà rừng rất đa dạng, chúng có thể ăn mọi loại ngũ cốc và côn trùng.
Đối với gà rừng nuôi thả thì gà con cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ, có thể cho ăn côn trùng vì thức ăn tự nhiên này giúp gà con mau lớn và chống lại các dịch bệnh ở gà. Sau vài tháng nuôi có thể cho ăn các loại ngũ cốc thóc gạo tùy ý.
Gà rừng sử dụng thức ăn rất đa dạng bao gồm mọi loại ngũ cốc và côn trùng. Ảnh minh họa
Lúc gà rừng mái thay lông hay ấp trứng cần bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng bằng bột vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trứng xay nhuyễn hoặc mồi (thịt) tươi giúp gà đủ chất không gầy mòn.
Đối với gà trống, lúc thay lông nên cho gà rừng ăn thật nhiều mồi tươi vì lúc này gò trống rất mất sức, thức ăn tốt nhất là thịt heo mỡ nhiều nạc ít, mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út.
Không nên cho gà rừng ăn nhiều, không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Không nên cho gà rừng ăn thức ăn có nhiều bột mỳ hoặc cám tổng hợp vì gà rừng sẽ rất giòn lông, dễ gãy.
Nước uống cần sạch sẽ và phải được cung cấp, thay thường xuyên. Thức ăn và nước uống có thể thêm thuốc phòng các bệnh cho gà.
3. Thiết kế chuồng trại nuôi gà rừng
Có thể tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng để làm chuồng nuôi gà rừng. Ảnh minh họa
+ Nguyên vật liệu xây chuồng gà rừng có thể làm chuồng bằng gạch, tre, nứa, gỗ hoặc quây thép lưới B40.
+ Vị trí và hướng xây chuồng: Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi gà rừng phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Bà con cũng lưu ý chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
4. Chăm sóc gà rừng sau 1 tháng tuổi đến khi bán:
Nên thả gà rừng sau khi mặt trời mọc một hai tiếng. Ngày đầu thả Gà rừng ra khoảng 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để Gà rừng quen vườn không chạy mất.
Đảm bảo dinh dưỡng cho Gà rừng với tỷ lệ protein thô 15-16%, năng lượng 2800 kacl. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất….
Trước khi bán nửa tháng cần vỗ béo cho gà rừng bằng các dinh dưỡng phù hợp.
Trên đây là kỹ thuật làm chuồng và chăm sóc gà rừng cơ bản đang được nhiều nông dân áp dụng, tùy theo điều kiện thực tế, bà ccon có những lựa chọn phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Nền chuồng đổ cát vàng pha lưu huỳnh để làm hố tắm cho gà.
-Chuồng nuôi gà rừng cần thiết kế thêm ô sân chơi, bên trên che phủ bằng tấm lưới đen giúp gà có thêm không gian để chạy nhảy đồng thời tránh nắng nóng vào mùa hè
- Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.
- Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
- Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.