Riềng giúp chữa bệnh viêm khớp
Riềng có chứa một hợp chất gọi là 1'-acetoxychavicol acetate (ACA) có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Bằng cách ức chế hoạt động của NLRP3-inflammasome, ACA trong riềng giúp giảm sản xuất các phân tử gây viêm như IL-1β, từ đó điều hòa phản ứng viêm, hỗ trợ chống viêm mạnh và sưng tấy ở các khớp bị viêm.
Ngoài ra, riềng còn chứa cineole - một hợp chất có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp làm dịu các cơn đau do viêm khớp gây ra. Bạn có thể ăn riềng tươi trực tiếp hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày, đun sôi riềng với nước và uống hàng ngày hoặc dùng tinh dầu riềng thoa lên vùng khớp bị đau.
Tốt cho người bệnh hen suyễn
Bên cạnh hỗ trợ điều trị viêm khớp, các hợp chất ACA và gingerol trong riềng còn có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp, một yếu tố quan trọng gây ra các triệu chứng hen suyễn như khó thở, ho và khò khè.
Trong khi đó, hợp chất cineole trong riềng có khả năng giãn phế quản, giúp làm thông thoáng đường thở và giảm khó thở. Riềng cũng có chứa các chất kích thích giúp long đờm và giảm ho. Tuy nhiên, riềng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế các phương pháp điều trị chính thống.
Giảm đau bụng, hỗ trợ tiêu hóa
Các hợp chất có trong riềng có khả năng kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Tinh dầu trong riềng có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp đẩy thức ăn xuống ruột non và đại tràng, ngăn ngừa táo bón.
Hợp chất cineole trong riềng có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp làm dịu các cơn đau bụng do co thắt dạ dày hoặc ruột. Đồng thời, các hợp chất chống viêm trong loại gia vị này cũng giúp giảm viêm nhiễm đường tiêu hóa, một nguyên nhân gây đau bụng.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Riềng có các hợp chất gingerol và shogaol vì vậy có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL), giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác. Đặc biệt, gingerol còn có tác dụng chống đông máu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Ngăn ngừa ung thư
Flavonoid và polyphenol trong riềng là các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn chúng gây tổn thương DNA và tế bào, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Các nghiên cứu cùng từng chỉ ra rằng các hợp chất gingerol và ghogaol trong riềng có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư gan và ung thư tuyến tụy.
Cây riềng là một loại gia vị quen thuộc nhưng lại chứa đựng nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, riềng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế các phương pháp điều trị chính thống.
Riềng cũng có tính nóng, vì vậy những người có thể chất nóng hoặc đang bị các bệnh lý liên quan đến nhiệt nên sử dụng một cách thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng riềng.