dd/mm/yyyy

Gắn chip trên gốc cây chuối, anh nông dân thu lời 300 triệu/năm

Khi lắp đặt những con chip cho từng gốc cây chuối, anh Nguyễn Huy Phương (46 tuổi, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông, Lâm Đồng) và đối tác tại Nhật Bản có thể cùng theo dõi quá trình sinh trưởng của cây chuối laba, từ đó truy xuất được nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Video anh Nguyễn Huy Phương giới thiệu hiệu quả của chip điện tử khi lắp trong vườn chuối laba.

Gắn chip trên gốc cây chuối, anh nông dân thu lời 300 triệu/năm - Ảnh 2.

Hiện nay, Hợp tác xã Laba Banana Đạ K’nàng của anh Phương có khoảng 165ha chuối, liên kết với 40 hộ dân.

Đó là thông tin mà anh Nguyễn Huy Phương – Giám đốc Hợp tác xã Laba Banana Đạ K’nàng cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết khi đến tham quan vườn chuối laba của gia đình anh. Hiện nay, hợp tác xã do anh Phương làm giám đốc có 7 thành viên với khoảng 15ha.

Ngoài ra, anh Phương còn liên kết với 40 hộ dân trong vùng với 150ha, khi liên kết, hợp tác xã sẽ đầu tư cho người dân 50 – 50 về giống, phân bón, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với giá cố định 8.000 đồng/kg. Hiện tại, hợp tác xã của anh Phương đã xuất khẩu trực tiếp chuối laba sáng Nhật Bản với khối lượng 1 tháng 4 container, mỗi container khoảng 15 tấn.

Gắn chip trên gốc cây chuối, anh nông dân thu lời 300 triệu/năm - Ảnh 3.

Những con chíp được lắp trên các ống nhựa để theo dõi quá trình sinh trưởng của từng cây chuối laba.

“Hiện tại, chúng tôi đang triển khai thực hiện việc lắp đặt chíp điện tử cho từng gốc chuối trong hợp tác xã. Những chíp điện tử được gắn trên đầu ống nhựa và có mã số riêng. Hệ thống này truyền tín hiệu đến phần mềm trong điện thoại di động của chủ vườn lẫn đối tác tại Nhật Bản.

Điều này giúp đối tác truy xuất nhanh nguồn gốc của sản phẩm. Bên cạnh đó, dựa vào các thông tin từ chip gửi về, họ có thể biết được tình trạng phát triển của từng cây chuối, từ đó yêu cầu chủ vườn đưa ra chế độ chăm sóc phù hợp, đảm bảo chất lượng cho đơn hàng. Hiện, chi phí lắp đặt chip điện tử này vào khoảng 20 triệu đồng/ha”, anh Phương chia sẻ.

Gắn chip trên gốc cây chuối, anh nông dân thu lời 300 triệu/năm - Ảnh 4.

Với mỗi ha, khi lắp chíp điện tử sẽ tiêu tốn khoảng 20 triệu đồng.

Được biết, với 1ha người dân sẽ trồng được trên 2.000 gốc, trung bình mỗi diện tích như vậy sẽ cho thu hoạch từ 80 – 120 tấn chuối/năm. Với giá chuối được hợp tác xã thu mua giá cố định là 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người dân sẽ có lợi nhuận thấp nhất là 250 – 300 triệu đồng.

Gắn chip trên gốc cây chuối, anh nông dân thu lời 300 triệu/năm - Ảnh 5.

Hiện nay, hợp tác xã của anh Phương xuất khẩu khoảng 60 tấn chuối mỗi tháng cho Nhật Bản.

Chị Võ Thị Thu (vợ anh Nguyễn Huy phương) cho biết, sau khi đủ ngày, đủ tiêu chuẩn, chuối sẽ được cắt và đưa về xưởng, các buồng chuối được treo cao, rửa sạch trước khi cho vào bể rửa lại lần hai. Tiếp đó, chuối được phân loại quy cách và trọng lượng (theo yêu cầu từng lô hàng) rồi làm khô ráo bằng quạt gió trước khi bao gói và đóng thùng rồi xuất cho Nhật Bản.

Gắn chip trên gốc cây chuối, anh nông dân thu lời 300 triệu/năm - Ảnh 6.

Chuối đủ tiêu chuẩn sẽ được đưa về xưởng sơ chế trước khi xuất khẩu cho Nhật Bản.

Trong thời gian sắp tới, hợp tác xã của anh Phương sẽ liên kết với người dân để đạt khoảng 300ha. Nếu theo đúng lộ trình được đề ra, trong 2 – 5 năm nữa, anh Phương sẽ có khoảng 1.000ha chuối laba. Hiện Hợp tác xã Laba Banana Đạ K’nàng đã kí hợp đồng xuất khẩu chuối laba cho Nhật bản trong vòng 5 năm.

Gắn chip trên gốc cây chuối, anh nông dân thu lời 300 triệu/năm - Ảnh 7.

Mỗi con chip sẽ được gắn cho một gốc chuối nhằm theo dõi quá trình phát triển. 

Văn Long