Vi rút gây bệnh có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn; bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,...), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.
Theo Cục Thú y, bệnh DTLCP lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn nhưng không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn.
Về nguồn lây lan, bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,..).
Ngoài ra, việc lây nhiễm còn thông quan việc các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.
Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh dịch tả lợn châu Phi là: lợn có biểu hiện sốt rất cao trên 40 độ. Đối với một số bệnh khác thì chỉ xảy ra trên một số loại lợn, nhưng đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi thì xảy ra với tất cả các loại lợn (nái, đực, con, choai); tỷ lệ chết rất cao vì chưa có vắc xin điều trị.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ở dạng cấp tính của bệnh do các chủng có độc lực cao, con heo có thể bị sốt cao, nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, heo dần dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản.
Ở những con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím và xuất huyết trở nên rõ ràng trên tai và bụng. Các nhóm lợn bị nhiễm bệnh nằm lộn xộn cùng nhau run rẩy, thở bất thường, và đôi khi ho. Nếu buộc phải đứng, heo đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, heo sẽ bị hôn mê, sau đó chết.
Ở heo nái mang thai, sẩy thai tự phát xảy ra. Đối với heo nhiễm trùng nhẹ hơn, heo bị bệnh giảm cân, và phát triển các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.
Do chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả châu Phi nên giải pháp phòng bệnh vẫn là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.
Hóa chất để diệt virus dịch tả lợn châu Phi bao gồm ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng Sodium hydroxide với tỉ lệ 8/1000 hoặc formalin với tỉ lệ 3/1000, hoặc chất tẩy trắng hypochlorite chứa chlorine 2.3%, hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút.
Theo OIE, tính từ năm 2017 đến ngày 03/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tại Trung Quốc, từ ngày 03/8/2018 đến ngày 03/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 110 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh.
Tại Đài Loan (Trung Quốc): Ngày 17/01/2019, đã phát hiện 01 con lợn rừng trên đảo Mẫu Đơn Giang (đảo không có người ở, đảo hoang) và đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh DTLCP. Kết quả giải trình tự gien của vi rút này tương đồng 100% với vi rút DTLCP tại Trung Quốc.
Tại Liên bang Nga: Vi rút DTLCP được phát hiện lần đầu tiên tại Liên bang Nga vào ngày 04/12/2007. Tính từ năm 2007 đến ngày 25/02/2019, tổng cộng đã có trên 1.000 ổ dịch xuất hiện tại 46 vùng của nước này, làm tổng cộng hơn 800.000 con lợn chết. Theo số liệu của FAO, từ năm 2007 đến giữa năm 2012, bệnh DTLCP đã gây ra tổn thất trực tiếp và gián tiếp tại nước này khoảng 30 tỷ Rúp (tương đương 1 tỷ USD).
Tại Mông Cổ: Ổ dịch đầu tiên được báo cáo vào ngày 15/01/2019. Tính đến ngày 26/02/2019, tổng cộng đã có 10 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh.
Ngoài ra, theo thông tin chưa chính thức, các nước trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới với Việt Nam cũng đã có bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng chưa công bố.