dd/mm/yyyy

Cận cảnh trại nuôi cấy đông trùng hạ thảo ở miền Tây

Được Chính phủ Canada tài trợ vốn, doanh nghiệp ở Sóc Trăng đối ứng thêm chi phí gấp đôi để đầu tư trại nuôi cấy đông trùng hạ thảo, trồng các loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao.

Hai năm qua, nhiều doanh nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tìm đến thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) học kinh nghiệm trồng các loại nấm quý từ một thanh niên quê xã Phú Tâm (Châu Thành, Sóc Trăng).

Chủ trại nấm là anh Nguyễn Anh, có 6 năm du học ở Australia và Mỹ.
Chủ trại nấm là anh Nguyễn Anh, có 6 năm du học ở Australia và Mỹ.

Trong trại của mình, Nguyễn Anh tâm huyết nhất là đông trùng hạ thảo và nấm linh chi đỏ. Bộ giống gốc của các loại nấm này anh nhận về từ Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp) và được Chính phủ Canada hỗ trợ một phần vốn để thực hiện dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng.

Từ bộ giống gốc trong ống nghiệm, Nguyễn Anh và các kỹ sư của anh đã tách cấy vào 15 lọ giống cấp 1. Sau 2 tuần, bộ nấm gốc đầu tiên được nhân giống với cấp số nhân vào 4.500 hộp nuôi đông trùng hạ thảo.
Từ bộ giống gốc trong ống nghiệm, Nguyễn Anh và các kỹ sư của anh đã tách cấy vào 15 lọ giống cấp 1. Sau 2 tuần, bộ nấm gốc đầu tiên được nhân giống với cấp số nhân vào 4.500 hộp nuôi đông trùng hạ thảo.
Trong hộp này gồm gạo lức đỏ, nước dịch nhộng tằm và cao nấm men để nấm phát triển trong điều kiện 18-22 độ C, độ ẩm 80%.
Trong hộp này gồm gạo lức đỏ, nước dịch nhộng tằm và cao nấm men để nấm phát triển trong điều kiện 18-22 độ C, độ ẩm 80%.
"Sau 75 ngày nuôi nấm, chúng tôi bắt đầu thu hoạch đông trùng hạ thảo. Hai hộp nấm tươi như thế này sẽ sấy được một lọ nấm khô 6 gram", anh Nguyễn Anh chia sẻ.
Mỗi hộp nấm tươi có giá 600.000 đồng.
Mỗi hộp nấm tươi có giá 600.000 đồng.
Nấm đông trùng hạ thảo tươi sau khi được làm sạch.
Nấm đông trùng hạ thảo tươi sau khi được làm sạch.
Một số người chọn cách cho nấm đông trùng hạ thảo vào thức ăn trực tiếp trong bữa cơm hàng ngày.
Một số người chọn cách cho nấm đông trùng hạ thảo vào thức ăn trực tiếp trong bữa cơm hàng ngày.
Với nấm bào ngư, trang trại của Nguyễn Anh đang nuôi giống cấp 2 trong chai thủy tinh chứa đầy lúa.
Với nấm bào ngư, trang trại của Nguyễn Anh đang nuôi giống cấp 2 trong chai thủy tinh chứa đầy lúa.
Nấm giống cấp 3 sau đó được truyền sang các que khoai mì (sắn) rồi cấy vào phôi chứa mùn cưa, bắp và rơm rạ.
Nấm giống cấp 3 sau đó được truyền sang các que khoai mì (sắn) rồi cấy vào phôi chứa mùn cưa, bắp và rơm rạ.

Bộ giống nấm bào ngư cấp 2 được doanh nghiệp nuôi trong lọ chứa thạch rau câu (agar) trộn với cao nấm men. Theo Nguyễn Anh, sau khi thu hoạch các loại nấm, anh và các kỹ sư tiến hành phân lập nấm rồi đưa vào môi trường trong lọ thạch rau câu để tiếp tục có được bộ giống gốc như ban đầu.

Nấm linh chi đỏ phát triển tốt trong môi trường sản xuất tại trang trại.
Nấm linh chi đỏ phát triển tốt trong môi trường sản xuất tại trang trại.

"Cứ mỗi tấn nấm linh chi đỏ thu hoạch, tôi thu được 50 kg bào tử nấm có tác dụng hỗ trợ men gan và đường huyết. Để dược chất trong bào tử nấm phát huy hết tác dụng, chúng tôi có phương pháp 'phá quách' tế bào từ kinh nghiệm của Nhật Bản", chủ trang trại nấm chia sẻ.

Việt Tường